Ngân hàng 'bơm' gần 21.000 tỷ cho các chủ đầu tư bất động sản

10-05-2024 22:22|Mạc Thùy

Tính đến 29/2/2024, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt gần 1,114 triệu tỷ đồng, tăng hơn 20.700 tỷ đồng so với cuối năm 2023.

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến 29/2/2024 dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt gần 1,114 triệu tỷ đồng, tăng hơn 20.700 tỷ đồng so với cuối năm 2023 (tăng 1,86%).

Trong đó, dư nợ tín dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án phát triển nhà ở giảm từ 305.650 tỷ đồng vào cuối năm 2023 xuống còn 303.572 tỷ đồng; dư nợ tín dụng đối với các dự án văn phòng giảm từ 42.596 tỷ đồng xuống 42.367 tỷ đồng; dư nợ tín dụng đối với các dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất tăng từ 77.033 tỷ đồng lên 78.349 tỷ đồng; dư nợ tín dụng đối với các dự án khu du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng giảm từ 43.570 tỷ đồng xuống 43.393 tỷ đồng; dư nợ tín dụng của các dự án nhà hàng, khách sạn tăng từ 59.581 tỷ đồng lên 60.502 tỷ đồng.

Dư nợ tín dụng đối với cho vay xây dựng, sửa chữa, nhà để bán, cho thuê giảm từ 123.353 tỷ đồng xuống 121.274 tỷ đồng; dư nợ tín dụng đối với vay mua quyền sử dụng đất tăng từ 75.509 tỷ đồng lên 79.873 tỷ đồng; dư nợ tín dụng đối với đầu tư kinh doanh bất động sản khác tăng từ 365.669 tỷ đồng lên 384.343 tỷ đồng.

Ngân hàng 'bơm' gần 21.000 tỷ cho các chủ đầu tư bất động sản
Nguồn: Bộ Xây dựng

Mức tăng trưởng tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản cao hơn nhiều mức tăng trưởng tín dụng chung của toàn nền kinh tế.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, quy mô tín dụng toàn nền kinh tế đến cuối tháng 2 đạt 13.467.585 tỷ đồng, giảm 0,75% so với cuối năm 2023, tương ứng mức thu hẹp gần 101.393 tỷ đồng.

Theo Bộ Xây dựng, từ đầu năm 2023 đến nay, để quyết liệt thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về ưu tiên hỗ trợ tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng (TCTD) trong cung ứng tín dụng, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong tiếp cận tín dụng, tăng khả năng hấp thụ vốn cho nền kinh tế nói chung, trong đó có lĩnh vực bất động sản.

8 điểm nóng sau sáp nhập: Giá đất có nơi tăng 30%, giao dịch bứt phá 50% trong 3 tháng

Viglacera (VGC) chuẩn bị khởi công khu công nghiệp gần 2.200 tỷ đồng tại Lào Cai

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ngan-hang-bom-gan-21000-ty-cho-cac-chu-dau-tu-bat-dong-san-234387.html
Bài liên quan
  • Thị trường bất động sản nửa cuối 2025: Cung tăng, giá cao, nhà đầu tư cần lưu ý gì?
    Thị trường bất động sản được dự báo mặt bằng giá vẫn neo cao, trong khi nguồn cung tăng nhưng không dễ tiếp cận. Trong bối cảnh đó, nhà đầu tư buộc phải thận trọng, chọn lọc kỹ lưỡng về vị trí, sản phẩm và kỳ vọng sinh lời thực tế.
  • Khi đất nông nghiệp lên giá: Những ai hưởng lợi?
    Đề xuất nâng giá đất nông nghiệp lên bằng 65–70% giá đất ở thoạt nghe có vẻ chỉ là một động thái kỹ thuật – nhằm cập nhật bảng giá đất cho sát với diễn biến thị trường. Thế nhưng, ẩn sau con số tưởng chừng thuần túy ấy lại là một chuyển động sâu sắc về chính sách, cơ chế điều hành và chiến lược phát triển. Bởi giá đất không chỉ phản ánh cách Nhà nước định giá tài nguyên quốc gia, mà còn thể hiện tầm nhìn về cách sử dụng và phân bổ một trong những loại tài sản có giá trị nhất – đất đai.
  • Kể từ nay, thủ tục giao chủ đầu tư làm dự án nhà ở xã hội rút ngắn còn 22 ngày
    Thời gian giải quyết thủ tục giao chủ đầu tư không qua đấu thầu đối với dự án nhà ở xã hội, đã được chấp thuận chủ trương đầu tư (hoặc có văn bản pháp lý tương đương) trước ngày 1/7/2025 sẽ được rút ngắn.
  • Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chờ 'hồi sinh'
    Dù xuất hiện nhiều tín hiệu tích cực trong quý II/2025 nhưng đà phục hồi của bất động sản nghỉ dưỡng vẫn còn khá yếu ớt.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Ngân hàng 'bơm' gần 21.000 tỷ cho các chủ đầu tư bất động sản
    POWERED BY ONECMS & INTECH