Ngân hàng Thế giới (WB): Kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục phục hồi

14-03-2022 10:46|Trang Hạ

Giá hàng hóa thế giới đã tăng mạnh và có thể còn tiếp tục tăng trong ngắn hạn. Tại Việt Nam, giá năng lượng tăng cao nhưng lạm phát vẫn được kiềm chế nhờ giá lương thực, thực phẩm ổn định.

Cập nhật Tình hình Kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 3/2022 của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, tốc độ tăng trưởng chỉ số sản xuất công nghiệp của Việt Nam đã tăng lên 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Điều này chứng minh cho hiệu quả của sự cải thiện chung trong hoạt động công nghiệp chế biến, chế tạo.

Đặc biệt, sản xuất máy tính, điện tử và sản phẩm quang học đã phục hồi trở lại, tăng 9,1% (so với cùng kỳ năm trước) sau khi giảm vào tháng 1.

Chỉ số PMI ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bật tăng từ 53,7 trong tháng 1 lên 54,3 vào tháng 2, mức cao nhất trong 10 tháng gần đây, cho thấy điều kiện kinh doanh trong nước tiếp tục được cải thiện.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 3,1% (so với cùng kỳ năm trước) trong tháng 2, cao hơn tốc độ tăng trưởng trong tháng 1.

Doanh thu dịch vụ tiêu dùng tiếp tục phục hồi, tăng 5,9% (so với cùng kỳ năm trước), lần tăng đầu tiên kể từ tháng 5/2021, nhờ doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng trưởng mạnh (12,6% so với cùng kỳ năm trước). Doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 2,4% (so với cùng kỳ năm trước).

Xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa tăng trưởng lần lượt 15,5% và 22,3% (so với cùng kỳ năm trước), cao hơn tốc độ tăng trưởng trong tháng 1.

Do nhập khẩu tăng nhanh hơn nhiều so với xuất khẩu, cán cân thương mại xấu đi, chuyển từ thặng dư 1,4 tỷ USD trong tháng 1 sang thâm hụt 2,0 tỷ USD trong tháng 2.

Theo đối tác thương mại, xuất khẩu sang Mỹ vẫn tăng trưởng mạnh với tốc độ 14,6% (so với cùng kỳ năm trước), trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc phục hồi, tăng 19,5% (so với cùng kỳ năm trước) sau khi giảm 15,2% trong tháng 1.

Việt Nam đã thu hút 2,9 tỷ USD vốn FDI đăng ký trong tháng 2, thấp hơn 15,9% so với một năm trước. Hầu hết vốn đăng ký đến từ các doanh nghiệp đang hoạt động có kế hoạch mở rộng cơ sở sản xuất. Số vốn này bao gồm 2 dự án lớn trong lĩnh vực bất động sản và điện tử, mỗi dự án trị giá hơn 900 triệu USD.

Vốn giải ngân của các dự án FDI đã được phê duyệt tăng 7,9% (so với cùng kỳ năm trước) trong tháng 2, tháng tăng trưởng thứ ba liên tiếp.

Đáng chú ý, giá xăng dầu tăng 5,8% so với tháng 2 và 47,1% so với cùng kỳ năm trước, tiếp tục góp phần làm tăng chi phí giao thông, kéo theo tăng giá tiêu dùng. Do đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,4% (so với cùng kỳ năm trước). Đây là mức tăng thấp nhất kể từ tháng 4/2021.

lam-phat.png

Ngược lại, giá lương thực, thực phẩm tương đối ổn định so với một năm trước nhờ chuỗi cung ứng trong nước được duy trì tốt. Lạm phát cơ bản, không bao gồm lương thực, thực phẩm, năng lượng và các mặt hàng do Nhà nước quản lý giá chỉ tăng 0,7% (so với cùng kỳ năm trước), tương đương tỷ lệ ghi nhận trong 2 tháng trước đó, phản ánh nhu cầu trong nước phục hồi yếu.

Ngân hàng thế giới nhận định, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục cho thấy khả năng chống chịu và đang phục hồi. Tuy nhiên, sự xâm nhập của biến thể Omicron và xung đột Nga - Ukraine đang gia tắng tính bất ổn lên khả năng phục hồi kinh tế toàn cầu, từ đó kéo theo những căng thẳng mới đối với chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như áp lực lạm phát. Hiện, giá hàng hóa thế giới đã tăng mạnh và có thể còn tiếp tục tăng trong ngắn hạn. Tất cả sẽ mang đến những rủi ro tăng cao cho nền kinh tế của Việt Nam. 

Ngoài ra, Ngân hàng thế giới cũng đánh giá, việc giảm thuế bảo vệ môi trường không phải là chính sách đúng đắn để hạ nhiệt giá xăng dầu. Giá cả hàng hóa thế giới đã tăng mạnh và còn có thể tiếp tục tăng trong ngắn hạn. Do đó, cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá trong nước. 

'Mạch máu giao thương' kết nối khu kinh tế lâu đời bậc nhất Việt Nam với đường sắt Bắc - Nam có chuyển động mới

TS. Cấn Văn Lực: Nếu Mỹ áp thuế 25%, xuất khẩu giảm 7,5 tỷ USD nhưng GDP Việt Nam vẫn sẽ tăng 7%

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ngan-hang-the-gioi-wb-kinh-te-viet-nam-van-tiep-tuc-phuc-hoi-123354.html
Bài liên quan
  • Xuất khẩu của doanh nghiệp nội tăng trưởng vượt FDI, kinh tế Việt Nam chuyển mình sang giai đoạn mới?
    Xuất siêu tháng 4/2025 chỉ đạt 580 triệu USD, nhưng đằng sau con số ấy là một cuộc dịch chuyển âm thầm mà ngoạn mục: doanh nghiệp nội địa đang trỗi dậy, dần xoay chuyển thế trận lâu nay vốn nằm trong tay FDI.
  • Thủ tướng nêu 11 nhiệm vụ trọng tâm đưa quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt trên 500 tỷ USD
    Sáng 5/5, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2025.
  • Tăng trưởng 2 con số, cách nào?
    Nền kinh tế đặt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025 và hướng tới tăng trưởng 2 con số trong những năm tới. Để đạt mục tiêu tăng trưởng này, nền kinh tế Việt Nam cần tìm động lực mới, thoát bẫy thu nhập trung bình, tăng năng suất lao động.
  • Chỉ số vĩ mô đang ổn định vững chắc, Việt Nam đã sẵn sàng cho bước nhảy vọt 2025
    Năm 2025 đánh dấu bước ngoặt chiến lược khi kinh tế Việt Nam vươn mình trở thành bệ phóng cho giai đoạn phát triển mới. Giữa làn sóng biến động toàn cầu, Việt Nam vẫn giữ vững ổn định vĩ mô, đồng thời tận dụng "cú hích kép" từ FDI kỷ lục và xuất khẩu bứt phá để gia cố nội lực. Quyết tâm chính trị được thể hiện rõ qua hàng loạt hành động chưa có tiền lệ, cho thấy nỗ lực về đích mạnh mẽ trong năm bản lề này.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Ngân hàng Thế giới (WB): Kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục phục hồi
    POWERED BY ONECMS & INTECH