Theo chuyên gia, sở hữu chéo không còn là vấn đề đơn giản một ngân hàng này sở hữu chi phối ngân hàng khác mà nó đã tạo ra hệ sinh thái các doanh nghiệp đằng sau của ông chủ nhà băng để sở hữu ngân hàng khác.
Tại Talk show “Bản chất sở hữu chéo: Ngân hàng trong tay "trùm"?, TS. Lê Đạt Chí - Trưởng Khoa tài chính ĐH Kinh tế TP.HCM cho biết thị trường trái phiếu phát triển đã trở thành một công cụ béo bở cho các ông chủ nhà băng.
Ông cho hay họ sử dụng phần vốn góp của mình bằng cổ phần để làm tài sản đảm bảo nhằm phát hành trái phiếu, dùng tiền huy động từ trái phiếu đó để góp vốn vào ngân hàng khác.
Từ đó “sở hữu chéo” không còn là vấn đề đơn giản một ngân hàng này sở hữu chi phối ngân hàng khác mà nó đã tạo ra hệ sinh thái các doanh nghiệp đằng sau của ông chủ nhà băng để sở hữu ngân hàng khác. Phần sở hữu ở trong các công ty đó được họ thế chấp để vay vốn ngân hàng, rồi dùng vốn vay này để tiếp tục gia tăng vốn sở hữu trong ngân hàng.
TS. Lê Đạt Chí - Trưởng Khoa tài chính ĐH Kinh tế TP.HCM |
Theo ông Chí, sự phát triển của các công cụ tài chính đã tạo điều kiện cho sở hữu chéo ngày càng tinh vi hơn, không chỉ cho vay trực tiếp mà còn sử dụng các công cụ để tài trợ lẫn nhau nhằm mục đích chi phối ngân hàng.
Sau nhiều lần sửa đổi, Dự thảo Luật các TCTD (sửa đổi) có đề cập đến việc giảm tỷ lệ sở hữu đã được trình lên Quốc hội xem xét vào kỳ họp vừa qua. Tuy nhiên, ông nhận định lần sửa này nếu thông qua việc có chấm dứt được sở hữu chéo hay không vẫn là câu hỏi.
Cùng với sự phát triển các công cụ tài chính trên thị trường đòi hỏi phải có sự giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước chặt chẽ hơn. Các doanh nghiệp "sân sau" rất khó để điều tra và kiểm soát nên điều khoản trong Luật Các Tổ chức tín dụng về việc giới hạn cho vay các công ty liên kết của "ông chủ" ngân hàng cũng không có nhiều tác dụng, TS. Chí nhìn nhận.
Đề xuất áp 10% thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Giám đốc Tài chính Hòa Phát (HPG) tiết lộ 30% đầu ra của dự án Dung Quất 2