Xã hội

Ngành học ở Việt Nam là ‘vua của các ngành’, tốt nghiệp mức lương lên đến 4 tỷ/năm, dự báo sẽ 'khát' 700.000 nhân lực

Thùy Dung 23/07/2024 14:16

Trong tương lai, Việt Nam cần đến khoảng 700.000 lao động làm việc trong ngành này.

98% sinh viên có việc làm sau 1 năm ra trường

Mới đây, Đại học Bách khoa Hà Nội công bố dự báo điểm chuẩn tuyển sinh theo phương thức xét điểm thi Đánh giá tư duy (TSA) và điểm thi tốt nghiệp THPT 2024. Theo đó, trong nhóm số 1, chương trình học 3 chuyên ngành là CNTT - Khoa học máy tính, CNTT Kỹ thuật máy tính, Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo đều đưa ra khoảng dự báo điểm chuẩn TN THPT là trên 28 điểm.

Khoa học máy tính được đánh giá là “chìa khóa” để bứt phá trong Cách mạng Công nghiệp 4.0. Nhu cầu nhân lực cho ngành này liên tục tăng cao trong 10 năm qua và tăng gấp 4 lần so với trước đây. Xu hướng này cho thấy sức hút mạnh mẽ của Khoa học máy tính và vai trò quan trọng của nó trong tương lai.

Ngành học bao gồm nghiên cứu cấu trúc dữ liệu, cơ sở dữ liệu, kho dữ liệu, các thuật toán phân tích – xử lý - khai phá dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, IoT (Internet vạn vật) và các hệ thống dữ liệu lớn (Big Data) phục vụ mọi mặt của kinh tế- xã hội...

Khoa học máy tính là một trong những ngành học khó bão hòa trong thời đại 4.0. Ảnh: Internet

Khoa học máy tính là một trong những ngành học khó bão hòa trong thời đại 4.0. Ảnh: Internet

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên nhận được bằng kỹ sư Khoa học máy tính và có thể làm việc tại các vị trí, như: Kỹ sư Phát triển phần mềm, kỹ sư quản trị dữ liệu, kỹ sư phần cứng máy tính, kỹ sử phân tích hệ thống máy tính, kỹ sư kiến trúc sư mạng máy tính, kỹ sư phát triển web, kỹ sư phân tích bảo mật thông tin, kỹ sư Khoa học máy tính và dữ liệu, kỹ sư quản lý hệ thống thông tin và máy tính, giám đốc dự án…

Đặc biệt, Khoa học máy tính cũng là một trong 12 ngày được liệt kê vào danh sách những ngành đào tạo trình độ đại học có nhu cầu nhân lực cao do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố năm 2022. Các tiền đề từ làn sóng cách mạng công nghệ 4.0, làn sóng chuyển đổi số toàn cầu, Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam đến năm 2030, chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2030, Chiến lược quốc gia về phát triển trí tuệ nhân tạo đến năm 2030, nhu cầu nhân lực Khoa học máy tính cao từ thị trường quốc tế… đã thúc đẩy ngành Khoa học máy tính phát triển mạnh mẽ và dẫn đầu về nhu cầu nguồn nhân lực trong 10 năm tới.

Theo dự báo của Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), thị trường lao động Việt Nam sẽ thiếu hụt 700.000 nhân lực trong lĩnh vực khoa học máy tính và thông tin. Con số này cho thấy nhu cầu nhân lực khổng lồ trong lĩnh vực này, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ của Việt Nam.

Tuy nhiên, nguồn cung hiện tại chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu, tương đương với 50.000 đến 60.000 nhân lực. Báo cáo thị trường IT Việt Nam của TopDev cũng đưa ra dự báo tương tự, cho thấy Việt Nam sẽ thiếu hụt từ 150.000 đến 195.000 lập trình viên/kỹ sư mỗi năm trong giai đoạn 2022 - 2024.

Hơn nữa, 98% kỹ sư khoa học máy tính có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp với mức lương phổ biến trong khoảng 10 - 15 triệu/tháng. Những người chuyên môn và kinh nghiệm vững vàng hoàn toàn có thể nhận mức lương lên tới 162.000 USD (khoảng 3,7 tỷ đồng) mỗi năm, tương đương 13.500 USD (khoảng 312 triệu đồng) mỗi tháng. Tuy nhiên để đạt được mức lương kỳ vọng như vậy, sinh viên theo đuổi ngành Khoa học máy tính cần chú ý tới năng lực, nhanh nhạy và học tập liên tục.

Nhiều trường đào tạo

Hiện nay, Đại học Bách Khoa Hà Nội, điểm chuẩn ngành Khoa học máy tính (IT1) năm 2023 lên đến 29,42 điểm, xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT.

Với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, điểm chuẩn ngành Khoa học máy tính là 35,35 điểm (điểm môn Toán nhân hệ số 2).

Tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin (Đại học Quốc gia TP.HCM), năm 2023, điểm chuẩn ngành Khoa học máy tính phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT cộng điểm ưu tiên là 26,9 điểm.

Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) có điểm chuẩn ngành Khoa học máy tính theo phương thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT 2023 là 27,25 điểm.

Nhiều trường đại học trên khắp cả nước tuyển sinh ngành này với mức điểm chuẩn đa dạng. Ảnh: Internet

Nhiều trường đại học trên khắp cả nước tuyển sinh ngành này với mức điểm chuẩn đa dạng. Ảnh: Internet

Trường Đại học Giao thông Vận tải tuyển sinh ngành Khoa học máy tính với điểm chuẩn theo điểm thi tốt nghiệp THPT là 25,24 điểm.

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội có điểm chuẩn ngành này là 25,05 điểm.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông thông báo ngành Khoa học máy tính (định hướng Khoa học dữ liệu) có điểm chuẩn năm 2023 là 26,55 điểm. Đây là ngành có điểm chuẩn cao thứ 2 toàn trường, chỉ xếp sau ngành Công nghệ thông tin (26,59 điểm).

Ngoài ra, một số trường đào tạo ngành Khoa học máy tính với mức điểm chuẩn dễ thở hơn có thể tham khảo. Theo đó, Trường Đại học Vinh tuyển sinh ngành Khoa học máy tính khối A00, A01, D01, D07 là 18 điểm. Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt - Anh - Trường Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên cùng có điểm chuẩn ngành này là 17,...

>> Một ngành học ‘hot’ sẽ thiếu 700.000 nhân lực ở Việt Nam, thu nhập tới 60 triệu đồng/tháng, có cơ hội làm việc tại nhà máy sản xuất ô tô điện duy nhất cả nước

Ngành học có 7 triệu lao động vẫn thiếu 500.000 nhân sự mỗi năm, mức lương có thể lên đến 50 triệu đồng/tháng

Một ngành học ở Việt Nam tốt nghiệp thu nhập tiền tỷ đang 'khát' đến 25.000 nhân lực, nghe tên tưởng khó nhưng điểm chuẩn 'dễ thở'

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/nganh-hoc-o-viet-nam-la-vua-cua-cac-nganh-tot-nghiep-muc-luong-len-den-4-ty-nam-du-bao-khat-den-700000-nhan-luc-d128370.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Ngành học ở Việt Nam là ‘vua của các ngành’, tốt nghiệp mức lương lên đến 4 tỷ/năm, dự báo sẽ 'khát' 700.000 nhân lực
POWERED BY ONECMS & INTECH