Theo Chứng khoán Kiến Thiết (CSI), mức độ rủi ro của thị trường vẫn đang rất lớn. Nhà đầu tư được khuyến nghị đứng ngoài quan sát, hạn chế bắt đáy và ưu tiên canh bán khi thị trường hồi.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 20/6
CTCK SHS: Chờ bên mua nhập cuộc
Trên góc độ phân tích kỹ thuật, thị trường đã bước vào sóng điều chỉnh c sau khi đánh mất ngưỡng tâm lý 1.200 điểm trong phiên 10/6. Và theo lý thuyết sóng elliott thì mục tiêu của sóng điều chỉnh c theo lý thuyết là quanh ngưỡng 1.130 điểm (fibonacci extension 50% sóng điều chỉnh a).
Tuy vậy, nếu bên mua trở nên chủ động hơn và bên bán suy yếu thì không loại trừ khả năng thị trường có thể sớm hồi phục để hướng đến ngưỡng 1.300 điểm sau khi đã test thành công lực cầu dưới ngưỡng tâm lý 1.200 điểm trong hai phiên 15/6 và 17/6.
CTCK Rồng Việt (VDSC): Đi ngang
Lực cầu cứu trợ quanh mốc tâm lý 1.200 điểm tiếp tục gia tăng, giúp VN-Index bật lên vào cuối phiên tuần trước.
Mặc dù mẫu hình nến “cây búa” hammer tại hỗ trợ có thể đem lại kỳ vọng vào khả năng hồi phục sắp tới, tuy nhiên, thanh khoản tăng cao hơn so với phiên rút chân ngày 15/6 và chỉ số chưa thể đóng cửa tại mức giá cao nhất. Điều này cho thấy áp lực bán đồng thời cũng đang rất lớn.
Do đó, dự kiến VN-Index sẽ tiếp tục đi ngang trong biên độ 1.200 - 1.250 điểm vào tuần sau và vùng có khả năng xuất hiện lực bán mạnh là 1.235 - 1.250 điểm.
CTCK Tân Việt (TVSI): Được hỗ trợ bởi mốc 1.200 điểm
Chúng tôi đánh giá mốc hỗ trợ 1.200 điểm của VN-Index ngày càng tỏ ra hiệu quả trong các phiên giao dịch chịu nhiều thử thách gần đây.
Mặc dù vậy, khi nhìn sâu trong nội tại thị trường áp lực bán ở phần đa số cổ phiếu vẫn rất lớn khiến cho số nhiều cổ phiếu giảm điểm.
Áp lực giảm rõ rệt nhất vẫn tập trung ở ngành chứng khoán, bất động sản, vật liệu xây dựng,… Mốc hỗ trợ 1.200 điểm của VN-Index có thể sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của lực cầu trong tuần tới giúp thị trường phân hóa và hồi phục trở lại nhưng vẫn có quá ít số cổ phiếu ngược chiều tăng điểm.
Hành động cho nhà đầu tư chứng khoán
CTCK MB (MBS): Bán những cổ phiếu đã để mất vùng đáy cũ
Nhà đầu tư nên xử lý danh mục theo cổ phiếu riêng lẻ, với các nhóm cổ phiếu đang được dòng tiền tập trung có thể tiếp tục nắm giữ, trong khi nên bán những cổ phiếu đã để mất vùng đáy cũ, nên giữ tỷ trọng danh mục ở mức cân bằng và không mua đuổi trong các phiên tăng.
CTCK Rồng Việt (VDSC): Hạn chế mua mới, chốt lời và cơ cấu lại danh mục
Nhà đầu tư vẫn nên thận trọng và hạn chế mua mới, đồng thời cân nhắc chốt lời và cơ cấu lại danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro.
CTCK Vietcombank (VCBS): Chỉ nên nắm giữ những cổ phiếu thuộc nhóm có lực cầu tốt
Chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư tiếp tục quan sát thị trường, hạn chế bắt đáy và chỉ nên nắm giữ những cổ phiếu thuộc nhóm ngành có lực cầu tốt như điện, nước, dịch vụ thiết yếu để chờ đợi thị trường cho tín hiệu ổn định hơn rồi mới cân nhắc tới chuyện gia tăng trở lại tỷ trọng cổ phiếu so với tiền mặt.
CTCK Tân Việt ( TVSI): Duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp
Giai đoạn ngắn hạn hiện tại vẫn đang hàm chứa quá nhiều rủi ro, nên chiến thuật hợp lý ở giai đoạn hiện nay chúng tôi vẫn thiên về hướng tiếp tục duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp (<= 50% tài khoản) và chờ đợi cơ hội gia tăng tỷ trọng đang tới gần.
CTCK Kiến Thiết Việt Nam (CSI): Đứng ngoài, hạn chế bắt đáy
Chúng tôi nhận thấy mức độ rủi ro vẫn đang rất lớn, dù VN-Index đã giữ vững ngưỡng hỗ trợ 1.200 điểm trước 2 lần công phá mạnh mẽ của phe Gấu. Vì vậy, chúng tôi duy trì quan điểm đứng ngoài, hạn chế bắt đáy, thậm chí ưu tiên vị thế căn bán khi thị trường hồi.
CTCK KB Việt Nam (KBSV): Chốt lời từng phần vị thế ngắn hạn
Nhà đầu tư được khuyến nghị chốt lời từng phần vị thế ngắn hạn khi chỉ số tiếp cận vùng cản gần đối với các mã mục tiêu.
SHB lãi trước thuế 9 tháng đạt 9.048 tỷ đồng, chủ động song hành trong hoạt động an sinh xã hội
Hai thiếu gia nhà Bầu Hiển đang nắm giữ khối tài sản ra sao?