Nghề khát nhân lực nhất ngành y có mức lương bao nhiêu?
Nghề này không chỉ đóng vai trò thiết yếu trong lĩnh vực y tế, mà còn là một công việc đầy ý nghĩa với thu nhập ổn định và triển vọng phát triển rộng mở trong tương lai.
Sinh con là một sự kiện trọng đại trong mỗi gia đình, và vai trò của những người làm nghề "bà đỡ" trở nên vô cùng quý giá, đảm bảo cho mẹ tròn con vuông. Ngày nay, nghề nghiệp cao quý này đã được nâng tầm thành một lĩnh vực chuyên biệt trong hệ thống y tế, gọi là hộ sinh.
Hộ sinh không chỉ tư vấn trước khi thụ thai mà còn chăm sóc tận tình trong suốt quá trình thai kỳ, từ khi mang thai, sinh nở đến chăm sóc sau sinh. Họ làm việc chặt chẽ với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác, như bác sĩ sản khoa và bác sĩ phụ khoa, để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của cả mẹ và bé.
Theo số liệu thống kê, năm 2023 chứng kiến sự chào đời của 1.418.890 em bé trên toàn quốc. Dự báo năm 2024, mỗi ngày sẽ có khoảng 3.828 bé được sinh ra. Con số ấn tượng này cho thấy nhu cầu về nhân lực hộ sinh đang ngày càng tăng cao. Trong bối cảnh sản phụ ngày càng chú trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của mình, hộ sinh trở thành người không thể thiếu đối với mỗi sản phụ.
Mức lương hộ sinh từ ngày 1/7/2024 như sau
Chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng II
Hệ số | Mức lương mới (Đơn vị: VND) | Mức lương mới (Đơn vị: VND) |
4,4 | 10.296.000 | 7.920.000 |
4,74 | 11.091.600 | 8.532.000 |
5,08 | 11.887.200 | 9.144.000 |
5,42 | 12.682.800 | 9.756.000 |
5,76 | 13.478.400 | 10.368.000 |
6,1 | 14.274.000 | 10.980.000 |
6,44 | 15.069.600 | 11.592.000 |
6,78 | 15.865.200 | 12.204.000 |
Chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng III
Hệ số | Mức lương mới (Đơn vị: VND) | Mức lương cũ (Đơn vị: VND) |
2,34 | 5.475.600 | 4.212.000 |
2,67 | 6.247.800 | 4.806.000 |
3 | 7.020.000 | 5.400.000 |
3,33 | 7.792.200 | 5.994.000 |
3,66 | 8.564.400 | 6.588.000 |
3,99 | 9.336.600 | 7.182.000 |
4,32 | 10.108.800 | 7.776.000 |
4,65 | 10.881.000 | 8.370.000 |
4,98 | 11.653.200 | 8.964.000 |
Chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng IV
Hệ số | Mức lương mới (Đơn vị: VND) | Mức lương cũ (Đơn vị: VND) |
1,86 | 4.352.400 | 3.348.000 |
2,06 | 4.820.400 | 3.708.000 |
2,26 | 5.288.400 | 4.068.000 |
2,46 | 5.756.400 | 4.428.000 |
2,66 | 6.224.400 | 4.788.000 |
2,86 | 6.692.400 | 5.148.000 |
3,06 | 7.160.400 | 5.508.000 |
3,26 | 7.628.400 | 5.868.000 |
3,46 | 8.096.400 | 6.228.000 |
3,66 | 8.564.400 | 6.588.000 |
3,86 | 9.032.400 | 6.948.000 |
4,06 | 9.500.400 | 7.308.000 |
Theo báo cáo gần đây, tình trạng thiếu hụt nhân lực điều dưỡng và hộ sinh đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Cụ thể, thống kê từ Hội Điều dưỡng Việt Nam cho thấy tỷ lệ điều dưỡng hiện tại là 11,4 điều dưỡng trên 10.000 dân, con số này thấp hơn so với một số quốc gia khác. Bên cạnh đó, ở Hàn Quốc và Canada, mặc dù đã có những nỗ lực cải thiện, nhưng tình trạng thiếu hụt điều dưỡng vẫn tiếp tục là một thách thức lớn.
Trên bình diện toàn cầu, vấn đề này càng nghiêm trọng hơn. Hội đồng Y tế Thế giới đã cảnh báo rằng, để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe toàn cầu và đạt chỉ tiêu về độ bao phủ chăm sóc sức khỏe vào năm 2030, thế giới cần bổ sung thêm 9 triệu điều dưỡng và hộ sinh. Đây là một con số khổng lồ, phản ánh sự cấp bách trong việc mở rộng nguồn nhân lực trong lĩnh vực y tế.
Với sự gia tăng dân số và các bệnh lý ngày càng phức tạp, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực điều dưỡng và hộ sinh là một nhiệm vụ cấp bách với đất nước nói chung và tổ chức y tế nói riêng ở Việt Nam và trên toàn thế giới trong việc đảm bảo chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân.
>>Lương bác sĩ tăng mạnh từ 1/7, bậc cao nhất đạt 18,7 triệu đồng
Thủ tướng Phạm Minh Chính: 'Tăng lương cơ sở nhưng lạm phát tăng không đáng kể'
Lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng tác động đến người lao động như thế nào?