Trong giai đoạn 5 năm, từ năm 2018 đến năm 2022, thu nhập bình quân của nhóm nhà lãnh đạo có xu hướng tăng trưởng nhưng không quá nhiều.
Trong Niên giám thống kê 2022 mới được Tổng cục Thống kê công bố vừa qua, thông tin về thu nhập bình quân phân chia theo nghề nghiệp được đông đảo mọi người chú ý. Theo đó, nhóm Nhà lãnh đạo (Leaders/managers) gây chú ý khi xếp hạng cao nhất trong bảng.
Cụ thể, trong giai đoạn 5 năm, từ năm 2018-2022, thu nhập bình quân của nhóm nhà lãnh đạo có xu hướng tăng trưởng rõ rệt, từ 12,6 triệu đồng lên tới 14,8 triệu đồng.
Tuy vẫn tuân theo xu hướng tăng trưởng sau 5 năm, nhưng giữa các năm vẫn có sự biến động về thu nhập theo cả 2 chiều: tăng và giảm. Cụ thể, sau một đợt tăng trưởng mạnh vào năm 2019, đến giai đoạn 2020 và 2021, thu nhập của những nhà lãnh đạo đã giảm trở lại, chỉ xấp xỉ 13 triệu VNĐ. Tới năm 2022 vừa qua, thu nhập bình quân mới có sự bứt phá, ghi dấu ấn ở mức cao nhất trong 5 năm liên tục.
Đây là tình hình chung với mọi nhóm nghề nghiệp khác khi 2020 - 2021 là giai đoạn dịch bệnh Covid-19 gây tác động nặng nề tới cả kinh tế xã hội và đời sống mỗi cá nhân. Các doanh nghiệp không chỉ phải thực hiện giãn cách xã hội, mà còn chịu ảnh hưởng rất nhiều trong các hoạt động giao thương, đối nội đối ngoại.
Tuy vậy, sự tăng trưởng thu nhập bình quân trong năm 2022 vừa qua là tín hiệu tích cực, cho thấy kinh tế xã hội đang ngày một ổn định trở lại. Có như vậy, thị trường lao động mới dần hồi phục, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho mọi người hơn.
Thu nhập của nhóm ngành này cũng được đánh giá là có mức thu nhập hấp dẫn so với các công việc khác. Theo CareerBuilder.vn, trên thị trường vẫn có nhiều vị trí Leaders/Managers đang được tuyển dụng. Mức lương trung bình thậm chí lên tới 39,8 triệu đồng/tháng.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra rằng công việc Nhà lãnh đạo đang có số lượng lao động giảm mạnh. Từ 619,4 nghìn người đã giảm xuống còn 477 nghìn người trong giai đoạn 2018-2022.
Nguyên nhân là do số lượng doanh nghiệp giải thể trong và sau đại dịch Covid-19 gia tăng chóng mặt. Chỉ riêng năm 2022, cả nước đã có khoảng 143 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, trung bình mỗi ngày có gần 400 doanh nghiệp phá sản, tháo chạy khỏi thị trường.
Người lãnh đạo cần có phẩm chất gì?
Công việc quản lý, lãnh đạo được hiểu là một người có vai trò dẫn đầu, định hướng cho những cá nhân trong tập thể làm điều đúng đắn, xây dựng tập thể gắn kết, hoạt động nhịp nhàng để cùng phát triển đạt được mục tiêu chung.
Cấp bậc càng cao, nhiệm vụ và trách nhiệm sẽ càng lớn. Bất kỳ một doanh nghiệp hay tổ chức nào, cũng cần những lãnh đạo xuất sắc. Trong bối cảnh nền kinh tế và doanh nghiệp còn nhiều khó khăn như hiện nay, người lãnh đạo càng giữ vai trò quan trọng, quyết định sự sống còn của một tập thể. Vì thế, vị trí này cũng yêu cầu rất nhiều kỹ năng và phẩm chất.
Tầm nhìn xa: Một người lãnh đạo có vai trò quan trọng hơn một cá nhân rất nhiều. Đây là người dường như luôn biết cách hoạch định tốt mọi công việc và là người cung cấp những lời khuyên hữu ích nhất cho những cộng sự hay thuộc cấp của mình.
Kỹ năng giao tiếp: Không chỉ có một tầm nhìn xa, lãnh đạo còn biết cách truyền đạt những ý tưởng của mình cho người khác hiểu để cùng với mình thực hiện tốt những ý tưởng đó. Những thông điệp được truyền đi phải luôn sinh động, rõ ràng và có sức thuyết phục cao. Do đó, sự thành thạo trong khả năng giao tiếp bằng lời nói luôn là phẩm chất cần có của một người lãnh đạo giỏi.
Lòng tin: Một người lãnh đạo thật sự phải luôn có lòng tin vào chính mình. Thông thường, sự tự tin này hình thành từ sự thật là bất cứ một người lãnh đạo nào cũng đã từng trải qua thời gian dài rèn luyện những kỹ năng trong công việc, tích lũy vốn kiến thức rộng cùng với sự thông minh sẵn có của mình.
Tính kiên định: Một người lãnh đạo mạnh mẽ cần phải có lập trường vững vàng trong các quyết định của mình. Tuy nhiên, điều này không bao gồm những tư tưởng bảo thủ, ngoan cố không biết sửa chữa những sai lầm.
Biết chấp nhận mạo hiểm: Nhiều người không dám mạo hiểm bởi vì họ sợ phải nhận lấy thất bại. Tuy nhiên, nếu bạn là một người lãnh đạo có tham vọng, bạn cần phải tự hỏi chính mình rằng liệu sự mạo hiểm đó có đáng giá hay không?
Sự kiên trì: Người lãnh đạo không bao giờ đầu hàng khó khăn khi chưa thật sự đối đầu với nó.
Sự quả quyết: Là người đứng đầu, bạn được trông chờ trong việc đưa ra những quyết định quan trọng trong khi những người khác thường cố gắng tránh xa nó. Cho dù những quyết định này đôi khi sẽ tạo ra những tác động lớn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa bạn và những người xung quanh mình thì bạn cũng phải chấp nhận điều đó.
Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân: Bạn có sẵn sàng để làm điều đó để công việc của mình tiến triển tốt hay không? Là một người đứng đầu một tập thể, bạn phải tốn rất nhiều thời gian và công sức để quản lý tốt những người dưới quyền và công việc của mình. Thậm chí, sự bận rộn đó còn chiếm cả những khoảng thời gian riêng tư dành cho bản thân và gia đình bạn.
Thay vì mua BĐS, chứng khoán, đây là những khoản đầu tư luôn lãi x5, x10