Nghiên cứu từ Đại học Harvard chỉ ra 8 đặc điểm chung từ thời thơ ấu của các triệu phú, tỷ phú: Bạn sở hữu mấy điểm?
Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia giáo dục, những tỷ phú hay triệu phú hiện nay đều có những đặc điểm tương đồng trong thời thời thơ ấu.
"Đừng để con thua từ vách xuất phát" là nguyên tắc giáo dục phổ biến của nhiều người. Bởi vậy, cha mẹ thường mong muốn con đạt được mọi điều trong tương lai, mặc dù không cần phải thành công như Bill Gates hay Warren Buffett, nhưng đây là một hướng đi đáng để các con học tập..
Nhiều nghiên cứu giáo dục đã chỉ ra rằng thời thơ ấu của những người thành công thường có các đặc điểm chung. Một khảo sát của Đại học Harvard trên 10.000 người cho thấy rằng thành công của họ liên quan chặt chẽ đến những kinh nghiệm thời thơ ấu.
Kết quả khảo sát cho thấy rằng những đứa trẻ có những đặc điểm sau khi còn nhỏ thường đạt được 85% trình độ đại học, có thu nhập cao hơn 30% so với mức lương trung bình khi trưởng thành, và có gia đình hạnh phúc.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra thời thơ ấu của nhiều người thành công đều có những điểm tương đồng |
Tự lập và tự biết chăm sóc
Đại học Harvard đã khảo sát một cách đặc biệt những người có khả năng tự chăm sóc bản thân khi còn nhỏ và những người được bố mẹ chăm sóc. Kết quả cho thấy rằng tỷ lệ có việc làm của những người có khả năng tự chăm sóc bản thân từ khi còn nhỏ cao hơn gấp 5-10 lần so với những người được bố mẹ chăm sóc.
Điều này có nghĩa rằng những người có khả năng tự chăm sóc bản thân từ thời thơ ấu thường có nhiều cơ hội tìm được việc làm tốt hơn. Ngoài ra, tinh thần trách nhiệm của họ cũng được phát triển mạnh mẽ. Khi gặp khó khăn, họ không trốn tránh trách nhiệm mà tìm cách giải quyết vấn đề. Cách suy nghĩ này giúp ích rất nhiều cho sự phát triển trong tương lai của trẻ.
Kỹ năng giao tiếp tốt
Kỹ năng giao tiếp có vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi cá nhân. Mối quan hệ với xã hội là một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người. Chúng ta cần tương tác với người khác suốt đời và điều này không chỉ đem lại lợi ích cá nhân mà còn góp phần quan trọng trong quá trình phát triển cá nhân.
Sở hữu kỹ năng năng giao tiếp tốt giúp trẻ xây dựng được nhiều mối quan hệ. Điều này có nghĩa là trẻ sẽ có thêm nguồn tài nguyên và cơ hội để phát triển tiềm năng đồng thời giảm bớt thời gian và năng lượng cần thiết để cạnh tranh trong cuộc sống.
Warren Buffett đưa ra lời khuyên cho những bạn trẻ, ông khẳng định không có gì tốt hơn là "hãy đầu tư vào bản thân" và một trong những yếu tố quan trọng là kỹ năng giao tiếp.
"Khi còn trẻ, chẳng có cách nào trau dồi bản thân tốt hơn việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp. Giao tiếp tốt, thành công, cơ hội sẽ tìm tới bạn. Tầm bằng duy nhất tôi treo trong phòng mình là giấy chứng nhận giao tiếp được chính tay Dale Carnegie - nhà thuyết trình người Mỹ trao cho vào năm 1952. Không có kỹ năng giao tiếp, bạn chẳng thể thuyết phục ai mặc cho tài năng của bạn cao đến cỡ nào đi chăng nữa", Buffett nói.
Doanh nhân, tỷ phú Richard Branson cũng đồng ý rằng việc có thể giao tiếp tốt là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định thành công. Trong một bài đăng năm 2016, vị doanh nhân người Anh chia sẻ:
"Ngày nay, để có thể trở thành doanh nhân thành công, bạn cũng phải là một người biết cách kể chuyện, hay là một storyteller. Tất nhiên, việc kể một câu chuyện hay sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu sản phẩm hay ý tưởng mà bạn tạo ra là đồ bỏ đi. Nhưng tạo ra một sản phẩm tuyệt vời cũng là chưa đủ, bạn cần phải tìm ra cách để mọi người biết đến nó nhiều hơn".
Làm việc nhà từ nhỏ
Năm 1938, một nhà nghiên cứu từ Harvard đã tiến hành một cuộc nghiên cứu kéo dài 75 năm với 456 thanh niên và rút ra kết luận rằng: Những đứa trẻ làm việc nhà từ nhỏ có khả năng đạt được thành công cao hơn trong tương lai.
Năm 2014, Viện Khoa học Giáo dục của Trung Quốc đã thực hiện một cuộc khảo sát với 20.000 học sinh tiểu học từ 4 tỉnh khác nhau và kết quả cho thấy rằng trẻ em tham gia vào công việc gia đình có khả năng cao gấp 27 lần so với những nhóm trẻ khác.
Khi tham gia công việc gia đình, các ngón tay của trẻ thực hiện các động tác phức tạp, giúp cải thiện lưu lượng máu đến não, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự linh hoạt. Ngoài ra, những đứa trẻ có thể tham gia vào công việc gia đình khi trưởng thành thường phát triển tinh thần trách nhiệm và khả năng độc lập hơn.
Thích suy nghĩ
Chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng thích suy nghĩ là một đặc điểm mà tất cả những người thành công đều có.
Khảo sát qua bài kiểm tra IQ cho thấy những đứa trẻ hay suy nghĩ có điểm IQ trung bình cao hơn 10-20 điểm so với những đứa trẻ không hay tư duy.
Thích đặt câu hỏi
Ở độ tuổi từ 2 đến 4, trẻ thông minh thường có thói quen đặt câu hỏi "tại sao" về mọi thứ, như tại sao bầu trời rộng lớn, tại sao con chim có thể bay, tại sao mặt trời có màu đỏ, và nhiều câu hỏi khác. Mặc dù đôi khi có thể làm phiền bố mẹ và gây ra sự mệt mỏi, thực tế đây lại là dấu hiệu của trẻ thông minh. Sự tò mò và đặt câu hỏi về thế giới xung quanh cho thấy trẻ đang khao khát tri thức, điều này thúc đẩy trẻ học hỏi tích cực hơn và tiếp thu kiến thức một cách tò mò.
Cha mẹ của những đứa trẻ này nên đối mặt với câu hỏi "tại sao" một cách nghiêm túc và cố gắng giải đáp chúng, thay vì trả lời bất kỳ cách nào. Nếu bố mẹ phớt lờ và không chú tâm đến những câu hỏi này, có thể cản trở sự khám phá và tò mò của trẻ, không đem lại lợi ích cho sự phát triển và tự tin của họ.
Thích đọc sách
Charlie Munger, một tỷ phú, nhà đầu tư, doanh nhân và cựu luật sư bất động sản người Mỹ, hiện là Phó Chủ tịch của Tập đoàn Berkshire Hathaway, một công ty mà Warren Buffett kiểm soát. Ông thường được gọi là "Người đàn ông đứng sau Warren Buffett".
Vị tỷ phú này từng nói: "Tôi chưa từng gặp một người thông minh nào trong đời mà không đọc sách mỗi ngày, không một ai. Mức độ đọc sách của tôi và Warren có thể khiến mọi người ngạc nhiên đó. Đám trẻ thường cười trêu tôi, nói tôi là "một con mọt sách đi bằng hai chân".
Cuộc khảo sát về lối sống của 177 tỷ phú đã phát hiện một điểm chung quan trọng: họ đều có thói quen đọc sách. Tương tự, một khảo sát về thói quen hàng ngày của học sinh xuất sắc trong kỳ thi đại học đã chỉ ra rằng 80% trong số họ thường đọc sách hàng ngày.
Hiện nay, nhiều phụ huynh đặt sự chú ý vào việc khuyến khích trẻ phát triển thói quen đọc sách. Việc trẻ em tiếp xúc với sách từ khi còn nhỏ giống như họ đang đứng trên vai của những người nổi tiếng để nhìn thế giới.
Giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi là thời kỳ quan trọng để thúc đẩy thói quen đọc sách ở trẻ. Cha mẹ có thể lựa chọn những cuốn sách liên quan đến sự tự chủ, tính độc lập, quản lý thời gian, và nhiều khía cạnh khác của cuộc sống. Qua việc này, trẻ không chỉ phát triển thói quen đọc sách mà còn phát triển khả năng cá nhân của họ.