Ngỡ ngàng với tuyến đường thủy nhân tạo dài nhất thế giới tại Trung Quốc: Dài hơn 1.700 km, vận chuyển hơn 67 tỷ m3 nước từ phía Nam về miền Bắc

13-12-2023 16:30|Phương Nhi

Đại dự án này có nguồn kinh phí 62 tỷ USD, gần gấp đôi so với đập Tam Hiệp với mức đầu tư khoảng 31,7 tỷ USD.

Tờ CGTN đưa tin, dữ liệu chính thức từ Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc cho thấy dự án dẫn nước Nam-Bắc đã vận chuyển hơn 67 tỷ m3 nước tới miền Bắc khô cằn của đất nước trong suốt 9 năm qua.

Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc cho biết ngày 12/12, nhân kỷ niệm 9 năm hoạt động của dự án, hơn 176 triệu người đã được hưởng lợi trực tiếp từ dự án chuyển nước lớn này.

Siêu dự án tuyến đường thủy nhân tạo dài nhất thế giới tại Trung Quốc: Dài hơn 1.700 km, vận chuyển hơn 67 tỷ m3 nước từ phía Nam về miền Bắc
Hồ chứa nước Đan Giang Khẩu ở tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc. Ảnh: CFP

Trong nhiều thập kỷ qua, tình trạng thiếu nước ở phía Bắc là vấn đề đau đầu của các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Dự án này ra đời và được xem là tuyến đường thủy nhân tạo dài nhất thế giới.

Dự án dẫn nước từ Nam ra Bắc có ba tuyến. Tuyến đường ở giữa, nổi bật nhất, bắt đầu tại Hồ chứa Đan Giang Khẩu ở tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc và chạy qua Hà Nam và Hà Bắc trước khi đến Bắc Kinh và Thiên Tân.

Tuyến đường phía Đông đã chuyển nước từ tỉnh Giang Tô đến các khu vực bao gồm Thiên Tân và Sơn Đông. Tuyến đường phía Tây vẫn đang được lên kế hoạch.

Được biết, gần 70% lượng nước từ Dự án phân phối nước Nam-Bắc vào Bắc Kinh được sử dụng để cung cấp nước cho các nhà máy nước và một phần nước được đổ vào các hồ chứa lớn và vừa. Đồng thời, dự án cũng tăng cường nước cho các sông hồ và nguồn nước ngầm ở thủ đô Trung Quốc.

Không chỉ cung cấp nước, dự án còn giúp cho giao thông đường thủy phát triển mạnh, bảo tồn nhiều giá trị văn hóa - lịch sử.

Một người dân sinh sống tại tỉnh Chiết Giang cho biết: "Dọc theo dự án, các cổ trấn, khu di tích, công viên được bảo tồn, tôn tạo đã tạo ra cảnh đẹp và nâng cao chất lượng cuộc sống".

Theo đó, đại dự án này có nguồn kinh phí 62 tỷ USD này không chỉ giải quyết được nạn hạn hán, thiếu nước ở miền Bắc mà còn giúp miền Nam giảm bớt lũ lụt.

Tuyến đường thủy dài 1.700km với 3 tuyến Đông, tuyến Tây, tuyến Trung tâm bắt đầu từ thành phố Hàng Châu kéo dài đến thành phố Bắc Kinh, kết nối với các sông lớn Hải Hà, Hoàng Hà, Hoài Hà, Trường Giang, Tiền Đường. Tuyến đường thủy đã tạo động lực mạnh mẽ mới cho sự phát triển của nhiều địa phương.

Siêu dự án tuyến đường thủy nhân tạo dài nhất thế giới tại Trung Quốc: Dài hơn 1.700 km, vận chuyển hơn 67 tỷ m3 nước từ phía Nam về miền Bắc

Một phần của Dự án Phân phối nước Nam-Bắc chạy qua tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.

Ảnh: Tân Hoa Xã

Địa hình Trung Quốc vốn Bắc cao Nam thấp tạo nên hiện trạng nguồn nước dồi dào ở phía Nam và thiếu hụt ở phía Bắc nên thường đối mặt với tình trạng lũ lụt ở phía Nam và hạn hán ở phía Bắc.

Trong khi đó, miền bắc Trung Quốc từ lâu đã là trung tâm công nghiệp, nông nghiệp và tập trung đông dân nhất. Với tốc độ phát triển chóng mặt, tỷ lệ tài nguyên nước trên bình quân đầu người của khu vực này chắc chắn sẽ tiếp tục giảm.

Tại phía Bắc Trung Quốc, nổi bật nhất là lưu vực Hoàng Hoài Hải, dù đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế Trung Quốc với GDP chiếm 35% tổng sản lượng cả nước nhưng tài nguyên nước chỉ chiếm 7,2% cả nước.

Trước khi Dự án dẫn nước Nam-Bắc hoàn thành, các tỉnh lân cận như Hà Bắc và Sơn Tây nhận nhiệm vụ chuyển nước đến Bắc Kinh vào mùa khô hàng năm dẫn đến khai thác nước ngầm quá mức, gây ra hiện tượng sụt lún đất, xâm nhập nước biển và suy thoái sinh thái.

Tại Bắc Kinh, nguồn nước từ miền Nam chiếm 73% nguồn cung cấp nước. Hay tại Thương Châu, Hà Bắc, 4 triệu người chính thức chấm dứt cảnh phải sử dụng nguồn nước có hàm lượng flo và độ mặn cao trong thời gian dài.

Với tư cách là "vũ khí quan trọng của quốc gia", dự án dẫn nước Nam-Bắc không chỉ cải thiện đáng kể khả năng cung cấp nguồn nước và môi trường nước của khu vực tiếp nhận, mà còn tiếp thêm nguồn lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội, tăng cường chức năng cải thiện sinh thái tự nhiên.

>> Trung Quốc sử dụng siêu cỗ máy thông minh xây hầm cao tốc dài nhất thế giới: Dài hơn 22km, nằm trong tuyến vận tải kết nối 8 quốc gia

Novaland (NVL): Hơn 800 kỹ sư, công nhân gấp rút hoàn thiện phân khu tại siêu dự án quy mô 1.000ha

Siêu dự án đường sắt cao tốc huyết mạch dài 450km nối sân bay và thành phố kinh tế: Vận tốc 300km/h, được Trung Quốc hỗ trợ thi công

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ngo-ngang-voi-tuyen-duong-thuy-nhan-tao-dai-nhat-the-gioi-tai-trung-quoc-dai-hon-1700-km-van-chuyen-hon-67-ty-m3-nuoc-tu-phia-nam-ve-mien-bac-215338.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Ngỡ ngàng với tuyến đường thủy nhân tạo dài nhất thế giới tại Trung Quốc: Dài hơn 1.700 km, vận chuyển hơn 67 tỷ m3 nước từ phía Nam về miền Bắc
    POWERED BY ONECMS & INTECH