Ngoài tín dụng ngân hàng, cần tập trung phát triển các kênh dẫn vốn an toàn khác
Bên cạnh tín dụng ngân hàng, chuyên gia nhấn mạnh, cần tập trung phát triển các kênh dẫn vốn an toàn khác như thị trường chứng khoán,...
Chia sẻ tại “Đối thoại tháng 7: Kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán” do Câu lạc bộ Nhà báo chứng khoán tổ chức sáng ngày 26/7/2023, TS. Cấn Văn Lực đánh giá, kinh tế thế giới suy thoái, cục bộ tác động tiêu cực đến xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng, du lịch quốc tế và thị trường tài chính của Việt Nam.
Đáng chú , theo TS. Cấn Văn Lực, trong nước, giải ngân Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, đầu tư công chưa thể có đột phá. Doanh nghiệp còn nhiều khó khăn về mặt pháp lý, nguồn vốn, nhân sự, chi phí đầu vào và đầu ra/đơn hàng thu hẹp…. Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và tổ chức tín dụng vẫn gặp nhiều thách thức; nợ xấu gia tăng…
Đặc biệt, quy mô và chất lượng thị trường vốn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn trung, dài hạn của doanh nghiệp để mở rộng và phát triển sản xuất, kinh doanh. Do đó, vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào hệ thống ngân hàng.
Bên cạnh đó, ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ tín dụng trên GDP của Việt Nam hiện đang ở mức 126%, là mức cao nhất trong các nước đang phát triển. Việc nền kinh tế dựa vào tín dụng ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro với kinh tế vĩ mô, vì vốn ngân hàng là ngắn hạn, trong khi nhu cầu vốn vay trung và dài hạn lại rất lớn.
Do đó, bên cạnh tín dụng ngân hàng, ông Quang nhấn mạnh, cần tập trung phát triển các kênh dẫn vốn an toàn khác như thị trường chứng khoán, cụ thể là thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu doanh nghiệp..
Đồng tình với quan điểm trên, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phân tích, trong bối cảnh thực tế thị trường vốn trầm lắng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp bước vào thời kỳ tái cấu trúc, áp lực huy động vốn dồn lên thị trường tiền tệ là rất lớn.
Tuy nhiên, ngân hàng chỉ đóng vai trò là nguồn vốn bổ sung. Cần thiết đưa thị trường chứng khoán phát triển để giúp giảm áp lực cho thị trường tiền tệ, giảm bớt gánh nặng cho hệ thống ngân hàng về cung cấp vốn cho nền kinh tế, doanh nghiệp.
Nhiều ngân hàng chịu áp lực nợ xấu tăng nhanh
Điều 'chưa từng có tiền lệ' trong chuyển giao bắt buộc ngân hàng 0 đồng