Điểm đến

Ngôi chùa nghìn năm tuổi ‘tựa lưng’ vào hang đá hướng mặt ra biển, là nơi đầu tiên đạo Phật du nhập vào nước ta

Hoàng Giang 18/01/2024 - 11:25

Ngôi chùa với nhiều chứng tích lịch sử liên quan đến quá trình đạo Phật du nhập vào nước ta, thu hút du khách đến chiêm bái.

Nơi đầu tiên đạo Phật du nhập vào Việt Nam

Khi khám phá tuyến đường ven biển thuộc phường Vạn Sơn (quận Đồ Sơn, Hải Phòng), nhiều du khách không khỏi ấn tượng với ngôi chùa mang vẻ đẹp kiến trúc độc đáo và cổ kính, tọa lạc trong không gian yên bình và phủ đầy cây xanh. Chùa tựa lưng vào núi vững chãi, hướng mặt ra biển Đồ Sơn bao la. Phía trước chùa, đàn chim bồ câu bay lượn tự do tạo nên một hình ảnh hài hòa.

Chùa Hang

Chùa Hang

Đó chính là ngôi chùa Hang (tên gọi chữ Hán là Cốc Tự), thu hút sự chú ý của đông đảo người dân và du khách, đặc biệt là mỗi dịp đầu xuân năm mới. Với vẻ đẹp độc đáo, ngôi chùa này đã trở thành đề tài thơ ca và ca dao cổ, như "Chùa Hang, động Phật, hang Dơi/ Bốn phương tám hướng chẳng nơi nào bằng" hay "Chùa Hang cảnh Phật nhiệm màu/Ấy là Bụt mọc hay Bầu tiên xây".

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào nước ta

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào nước ta

Dựa trên các tài liệu lịch sử xưa và nay, vùng Đồ Sơn - Kiến Thụy được cho là nơi đầu tiên của các nhà truyền đạo từ Tây Trúc (Ấn Độ) đặt chân đến. Trong số đó, có một nhà sư từ Thiên Trúc, thường được gọi là sư Bần, đã đến để truyền bá Phật pháp và xây dựng chùa Hang vào cuối thời kỳ Hùng Vương, khoảng cuối thế kỷ 2 TCN. Nhà sư này cũng xây dựng một ngôi chùa khác trên núi Mẫu Sơn (núi Chòi Mòng) và sau đó viên tịch tại chùa Hang.

Nơi thờ tự Tổ sư Bần - Phật Quang

Nơi thờ tự Tổ sư Bần - Phật Quang

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào nước ta, trước khi lan rộng đến vùng Luy Lâu - Dâu, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Hiện tại, trước cổng chùa có một bảng chữ lớn giới thiệu về tích này.

>> Ngôi đền thiêng nằm trên đỉnh núi được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, là nơi lưu truyền câu chuyện về pho tượng chỉ có một tay, một chân

Ngôi chùa được xây trong hang đá

Đúng như tên gọi, ngôi chùa cổ này được xây dựng bên trong lòng hang đá ở ven sườn núi, có chiều cao khoảng 35m, chiều rộng 7m và chia thành hai bậc thềm trong và ngoài. Kiến trúc của chùa có dạng hình thang, đi sâu vào lòng núi với chiều sâu khoảng 25m. Ở nơi sâu nhất của chùa có chiều cao chỉ 1,2m và chiều rộng 1,3m.

Chùa Hang được xây dựng vào cuối thời kỳ Hùng Vương, khoảng cuối thế kỷ 2 TCN

Chùa Hang được xây dựng vào cuối thời kỳ Hùng Vương, khoảng cuối thế kỷ 2 TCN

Chùa Hang có thể ẩn lưng sâu trong núi và hướng mặt ra biển Đồ Sơn

Chùa Hang có thể ẩn lưng sâu trong núi và hướng mặt ra biển Đồ Sơn

Chùa Hang có thể ẩn lưng sâu trong núi và hướng mặt ra biển Đồ Sơn. Ở bên ngoài, chùa có tượng Phật Quan Âm, bên phải có nhà thờ tổ, tiếp theo là tòa tháp. Trên đỉnh núi của chùa còn có tượng rồng phượng, ở chân núi là tượng rùa thần cùng với tượng cá chép.

Ở bên ngoài, chùa có tượng Phật Quan Âm

Ở bên ngoài, chùa có tượng Phật Quan Âm

Ban đầu, chùa được xây dựng gần bờ biển để thuận tiện cho hoạt động tín ngưỡng của ngư dân nhưng hiện tại chùa đã cách khoảng 100m so với bờ biển. Hiện nay, chùa vẫn giữ được nhiều di vật quý giá như bàn thờ đá, tượng A Di Đà, pho tượng sư tổ chế tác từ đá xanh, thụ thế trên đài sen.

Tượng Phật tại Tam Bảo

Tượng Phật tại Tam Bảo

Tượng Phật A Di Đà

Tượng Phật A Di Đà

Cấu trúc hiện tại của chùa bao gồm 3 tầng, trong đó tầng 2 có tòa Tam Bảo, phía trên cùng là Tây Phương Điện. Các công trình như nhà Tổ và nhà Mẫu được xây dựng từ vật liệu truyền thống như gỗ, gốm cổ điển, với bố cục mặt bằng theo kiểu chữ nhất, hướng chính về phía Đông và dựa vào sườn đồi phía Tây Bắc, được phục dựng theo nghệ thuật trang trí thời Nguyễn cuối thế kỷ XX, có 3 gian và 4 hàng cột.

Bên ngoài chùa, tượng Phật Bà Quan Âm từ bi đứng nghiêm trên đá núi

Bên ngoài chùa, tượng Phật Bà Quan Âm từ bi đứng nghiêm trên đá núi

Bên cạnh có một tòa tháp thiêng 7 tầng tượng trưng cho 7 vị sư tổ đã tu thành chính quả tại chùa Hang Đồ Sơn

Bên cạnh có một tòa tháp thiêng 7 tầng tượng trưng cho 7 vị sư tổ đã tu thành chính quả tại chùa Hang Đồ Sơn

Bên ngoài chùa, tượng Phật Bà Quan Âm từ bi đứng nghiêm trên đá núi, ngay bên cạnh có một tòa tháp thiêng 7 tầng tượng trưng cho 7 vị sư tổ đã tu thành chính quả tại chùa Hang Đồ Sơn.

Dọc theo mặt tiền chùa là những pho tượng La Hán với nhiều biểu cảm sắc thái và tư thế khác nhau

Dọc theo mặt tiền chùa là những pho tượng La Hán với nhiều biểu cảm sắc thái và tư thế khác nhau

Chùa Hang Đồ Sơn đã được UBND Thành phố Hải Phòng công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố vào năm 2010. Lễ hội Chùa Hang diễn ra hàng năm từ ngày mùng 1 đến mùng 6 Tết Âm lịch.

>> Đền cổ rộng 1.000m2 là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, gắn liền với ‘cổ nghệ tinh hoa’ hàng trăm năm tuổi

Ngôi chùa hơn 600 tuổi từng là viện Phật giáo lớn bậc nhất, được chúa Trịnh sắc phong là Đệ nhất danh lam vùng Đông Bắc

Ngoạn cảnh ngôi làng cổ duy nhất còn sót lại của Phố Hiến: Sở hữu ngôi chùa có tam quan lớn nhất Việt Nam và hàng trăm di tích, báu vật quý hiếm

Ngôi chùa cổ sở hữu cây thị có niên đại hàng trăm năm, khuôn viên đặt tượng Phật Tổ cao 2,5m

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/ngoi-chua-nghin-nam-tuoi-tua-lung-vao-hang-da-huong-mat-ra-bien-la-noi-dau-tien-dao-phat-du-nhap-vao-nuoc-ta-d115008.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Ngôi chùa nghìn năm tuổi ‘tựa lưng’ vào hang đá hướng mặt ra biển, là nơi đầu tiên đạo Phật du nhập vào nước ta
POWERED BY ONECMS & INTECH