Xã hội

Ngôi nhà 3 gian bình dị, từng bị giặc Pháp đốt phá của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Khả Vy 11/10/2024 15:10

Ngôi nhà cũ nằm bên bờ sông Kiến Giang, gắn liền với tuổi thơ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh năm 1911, bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng từ khi mới 14 tuổi (năm 1925). Đại tướng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được vinh danh là một trong những thiên tài quân sự vĩ đại nhất thế kỷ 20 của thế giới.

Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại thôn An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy từ lâu đã trở thành địa chỉ quen thuộc và thân thiết đối với đồng bào và chiến sỹ trên khắp cả nước. Đây là nơi đón nhận tình cảm sâu nặng của nhân dân từ mọi miền đến viếng thăm, tri ân và tưởng nhớ vị Đại tướng huyền thoại của dân tộc.

Nằm ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, ngôi nhà nơi vị tướng lỗi lạc Võ Nguyên Giáp sinh ra và lớn lên. Ảnh: Internet

Nằm ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, ngôi nhà nơi vị tướng lỗi lạc Võ Nguyên Giáp sinh ra và lớn lên. Ảnh: Internet

Căn nhà giản dị với mái lợp đơn sơ, bên dưới lợp thêm lớp tranh để che mưa nắng. Bên trong nhà, không gian bài trí mộc mạc với gian chính đặt bàn thờ tổ tiên và bức ảnh Đại tướng. Gian bên cạnh có một chiếc rương lớn chứa những vật dụng của gia đình. Phía ngoài hiên là hai bộ bàn ghế tiếp khách, xung quanh nhà treo nhiều bức ảnh kỷ niệm.

Tháng 8/1999, nhân dịp Đại tướng về thăm quê và trong quá trình làm việc, lãnh đạo huyện Lệ Thủy đặt vấn đề với Đại tướng về việc tôn tạo, trùng tu lại ngôi nhà. Ảnh: Báo Nhân Dân

Tháng 8/1999, nhân dịp Đại tướng về thăm quê và trong quá trình làm việc, lãnh đạo huyện Lệ Thủy đặt vấn đề với Đại tướng về việc tôn tạo, trùng tu lại ngôi nhà. Ảnh: Báo Nhân Dân

Ngôi nhà cũ nằm bên bờ sông Kiến Giang, gắn liền với tuổi thơ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông Võ Đại Hàm, cháu gọi Đại tướng Võ Nguyên Giáp là ông thúc bá, đã được giao nhiệm vụ trông coi ngôi nhà lưu niệm suốt hơn 40 năm. Ông kể lại rằng ngôi nhà này trước đây là của ông bà Võ Quang Nghiêm và Nguyễn Thị Kiên, cha mẹ của Đại tướng. Năm 1947, ngôi nhà cổ trên 100 năm tuổi đã bị giặc Pháp đốt cháy hoàn toàn.

Sau khi đất nước thống nhất, vào năm 1977, ngôi nhà được gia đình và chính quyền địa phương phục dựng lại theo nguyên trạng trên nền đất cũ. Tuy nhiên, do ngôi nhà được xây dựng bằng vật liệu gỗ, tranh, tre nên thường bị hư hỏng mỗi khi có lũ lụt. Mỗi lần như vậy, ông Hàm lại đề xuất với lãnh đạo huyện Lệ Thủy các phương án sửa chữa và nâng cấp.

Từ nhiều năm nay ngôi nhà đã trở thành địa điểm tham quan gần gũi và thân thiết với đồng bào, chiến sĩ cả nước. Ảnh: Báo Nhân Dân

Từ nhiều năm nay ngôi nhà đã trở thành địa điểm tham quan gần gũi và thân thiết với đồng bào, chiến sĩ cả nước. Ảnh: Báo Nhân Dân

Theo ông Võ Giáo Sư, người được giao nhiệm vụ thiết kế lại ngôi nhà của Đại tướng, ông đã dựa trên sơ đồ mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp và ông Võ Thuần Nho để lại để nghiên cứu và phục dựng ngôi nhà theo kiểu 3 gian 2 chái, với kết cấu xung quanh bằng nghẹc, đố bản, vách ngăn đúng như nguyên bản ngày xưa.

Ngôi nhà xây theo kiểu 3 gian 2 chái và xung quanh làm bằng nghẹc, đố bản, vách ngăn theo nguyên bản ngày xưa. Ảnh: Internet

Ngôi nhà xây theo kiểu 3 gian 2 chái và xung quanh làm bằng nghẹc, đố bản, vách ngăn theo nguyên bản ngày xưa. Ảnh: Internet

Ông Sư đã dành cả tháng để tỉ mỉ đo đạc từng cột nhà, từng chi tiết như xuyên ba, xuyên vách và tìm hiểu thêm các chi tiết khác. Ông cũng tham khảo kinh nghiệm từ cụ Đặng Đại Múng để thực hiện công việc này. Sau khi hoàn thành bản vẽ, ông cùng đoàn cán bộ huyện Lệ Thủy ra Hà Nội xin ý kiến của Đại tướng và nhận được sự đồng ý.

Đầu năm 2001, ngôi nhà gỗ 3 gian 2 chái lợp ngói và nhà ngang (còn gọi là nhà bếp) lợp tranh đã được dựng lại trên nền đất cũ. Các vật dụng gia đình như tủ sách, tấm phản, bộ tràng kỷ, rương góc và tủ thờ,... cũng đã được phục dựng đúng như ngày xưa, giữ nguyên nét truyền thống.

Đầu năm 2001, ngôi nhà gỗ 3 gian 2 chái lợp ngói và nhà ngang (còn gọi là nhà bếp) lợp tranh đã được phục dựng lại như xưa. Ảnh: Internet

Đầu năm 2001, ngôi nhà gỗ 3 gian 2 chái lợp ngói và nhà ngang (còn gọi là nhà bếp) lợp tranh đã được phục dựng lại như xưa. Ảnh: Internet

Bên trong ngôi nhà gỗ, gian giữa là nơi đặt bàn thờ tổ tiên, với bức ảnh của hai cụ thân sinh Đại tướng là cụ Võ Quang Nghiêm và cụ Nguyễn Thị Kiên ở vị trí trang trọng. Bên ngoài cùng là bàn thờ đặt tượng và di ảnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Phía bên phải ngôi nhà kê chiếc sập gụ cổ kính, đã thấm đẫm dấu ấn thời gian. Bên trái là bộ tràng kỷ, nơi du khách có thể ngồi để viết lưu niệm.

Trong nhà còn treo nhiều ảnh của Đại tướng chụp chung với Bác Hồ và những đồng chí của mình. Ngoài ra, các vật dụng gia đình và nông cụ quen thuộc như cày, bừa, cuốc, xẻng, chum, lu - đặc trưng của vùng chiêm trũng Lệ Thủy đều được sắp xếp gọn gàng trong ngôi nhà.

Nhiều bức ảnh chân dung Đại tướng và kỷ vật được trưng bày tại Nhà lưu niệm. Ảnh: Báo Nhân Dân

Nhiều bức ảnh chân dung Đại tướng và kỷ vật được trưng bày tại Nhà lưu niệm. Ảnh: Báo Nhân Dân

Qua nhiều năm, ngôi nhà đã trở thành địa điểm thân thiết với đồng bào và chiến sĩ từ khắp nơi trên cả nước đến viếng thăm, bày tỏ lòng tri ân và ngưỡng mộ vị tướng tài ba, người học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh,"Anh cả" của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

>> Sở Chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ nằm ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển, ẩn mình dưới tán rừng cổ thụ

Căn nhà được Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn bó lâu nhất lúc sinh thời

Cận cảnh nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp sắp hoàn thành để nhân dân, du khách đến thăm viếng

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/ngoi-nha-3-gian-binh-di-tung-bi-giac-phap-dot-pha-cua-dai-tuong-vo-nguyen-giap-d135894.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Ngôi nhà 3 gian bình dị, từng bị giặc Pháp đốt phá của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
POWERED BY ONECMS & INTECH