Xã hội

Ngôi nhà hơn 200 năm tuổi có kết cấu từ 9 loại gỗ khác nhau, được UNESCO công nhận là một trong những nhà cổ dân gian có kiến trúc tiêu biểu nhất Việt Nam

Đại Dương 23/10/2024 16:26

Trải qua hơn 200 năm, trước biến thiên của lịch sử và thời tiết, các hạng mục trong ngôi nhà cổ này vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn.

Nằm cách cổng phía Tây của di sản thế giới Thành nhà Hồ khoảng 200m, ngôi nhà của gia đình ông Phạm Ngọc Tùng, nằm tại thôn Tây Giai, xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa được biết đến là một trong những ngôi nhà cổ dân gian tiêu biểu của Việt Nam hiện nay.

431.jpg
Ngôi nhà cổ của ông Phạm Ngọc Tùng nằm cách cổng phía Tây Thành nhà Hồ khoảng 200m. Ảnh: Internet

Theo ông Tùng, căn nhà do cụ Bát (cụ Tổ của ông Tùng), làm chức quan hàng Bát phẩm của triều đình nhà Nguyễn khởi dựng vào năm 1810, hoàn thành trong thời gian 7 tháng dưới bàn tay của những người thợ tài hoa nhất vùng Nam Hà (tỉnh Hà Nam ngày nay) và làng Đạt Tài (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa ngày nay). Ban đầu, nhà có 9 gian nhưng trải qua thời gian bị chiến tranh tàn phá nên nay chỉ còn 7 gian.

321.jpg
Ngôi nhà cổ có 9 gian nhưng bị chiến tranh tàn phá nên nay chỉ còn 7 gian. Ảnh: Internet

Căn nhà có chiều rộng 9,8m, dài hơn 21m với 3 gian chính và 4 gian phụ. Trong đó, 3 gian chính giữa được dùng để thờ tự dòng họ Phạm. Đặc biệt, tổng thể căn nhà có 27 cột lớn, nhỏ và có 3 cửa chính với 12 cánh.

132.jpg
Những chi tết, hạng mục bằng gỗ được chạm khắc tinh xảo. Ảnh: Internet

Các kèo, giá chiêng trong căn nhà cũng được chạm trổ tỉ mỉ với các hoa văn trang trí tinh xảo. Nói về chất liệu xây dựng, ông Tùng cho biết rằng căn nhà có kết cấu từ 9 loại gỗ khác nhau, có sẵn tại địa phương như sến, táu, xoan, lác, xà đanh…, trong đó chủ yếu là gỗ xoan.

1243.jpg
Căn nhà được làm từ nhiều loại gỗ khác nhau. Ảnh: Internet

Ông Tùng cũng chia sẻ thêm gia đình ông luôn gìn giữ ngôi nhà như báu vật với mong muốn giúp các thế hệ sau hiểu rõ về truyền thống dân tộc và sự tài hoa của cha ông để lại: "Đến đời tôi là đời thứ 7 tiếp nối ở trong ngôi nhà này. Tôi mong muốn nó sẽ được gìn giữ càng lâu càng tốt để không chỉ con cháu trong gia đình, dòng họ mà người dân, du khách khi về tham quan, tìm hiểu sẽ giúp cho họ hiểu hơn về văn hóa, truyền thống dân tộc, mắt thấy tai nghe, minh chứng rõ nét chứ không phải nghe nói hay kể lại. Thường ngày vẫn có du khách, kể cả du khách nước ngoài khi về tham quan Thành nhà Hồ đều ghé qua đây thăm ngôi nhà".

12345.jpg
Căn nhà được UNESCO công nhận là 1 trong 10 nhà cổ dân gian có kiến trúc tiêu biểu nhất của Việt Nam. Ảnh: Internet

Vào tháng 9/2002, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch) cùng với Tổ chức Hợp tác Quốc tế của Nhật Bản (JICA) đã phối hợp tiến hành trùng tu ngôi nhà cổ của gia đình ông Phạm Ngọc Tùng. Quá trình trùng tu được thực hiện dựa trên nguyên tắc bảo đảm tính nguyên bản của ngôi nhà, nhằm giữ gìn tối đa giá trị kiến trúc và văn hóa ban đầu.

1234.jpg
Sau khi trở thành một điểm du lịch, gia đình ông Tùng mỗi ngày đón hàng chục lượt khách xa gần lui tới tham quan, tìm hiểu về ngôi nhà này. Ảnh: Internet

Sau khi trùng tu, ngôi nhà đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là 1 trong 10 nhà cổ dân gian có kiến trúc tiêu biểu nhất của Việt Nam.

>> Cận cảnh căn biệt phủ 1.000m2 toàn gỗ quý, sửng sốt nhất là 'kho báu' trầm hương bạc tỷ

Ngôi nhà trăm tuổi có thiết kế lộng lẫy như cung điện: Nội thất sơn son thếp vàng, mất hơn 14 năm thi công, được công nhận là Di tích cấp Quốc gia

Ngôi nhà 3 gian bình dị, từng bị giặc Pháp đốt phá của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Theo Thị Trường Tài Chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/ngoi-nha-hon-200-nam-tuoi-co-ket-cau-tu-9-loai-go-khac-nhau-duoc-unesco-cong-nhan-la-mot-trong-nhung-nha-co-dan-gian-co-kien-truc-tieu-bieu-nhat-viet-nam-128779.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Ngôi nhà hơn 200 năm tuổi có kết cấu từ 9 loại gỗ khác nhau, được UNESCO công nhận là một trong những nhà cổ dân gian có kiến trúc tiêu biểu nhất Việt Nam
    POWERED BY ONECMS & INTECH