Ngôi nhà không chịu di dời, quyết nhận hơn 60 tỷ đồng mới chịu ‘nhổ neo’, cuối cùng ‘ngậm kết đắng’ vì lời nói dối trắng trợn

26-05-2024 21:13|Phương Nhi

Ngôi nhà này cũng được biết đến tới tên gọi “ngôi nhà đinh” đắt nhất trong lịch sử.

Đầu những năm 1980, chính sách cải cách và mở cửa của Trung Quốc đã khai mở một thời đại mới đối với sự phát triển đô thị, đặc biệt là tại các thành phố như Thâm Quyến.

Từ một làng chài nghèo, sau gần 40 năm, Thâm Quyến đã có những bước phát triển phi thường, trở thành “Thung lũng Silicon của Trung Quốc”. Trong đó, đặc khu kinh tế tại thành phố này nổi lên trở thành đầu tàu phát triển, với tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá hàng đầu thế giới, được xem là cánh cửa ra với thế giới của quốc gia tỷ dân.

Thị trấn từng là nơi sinh sống của 60.000 cư dân vào những năm 80 nhanh chóng phát triển thành siêu đô thị gần 17,5 triệu người.

Trong tiến trình này, việc một số ngôi nhà bị phá dỡ để lấy đất phát triển dự án mới đã trở nên vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, một số hộ gia đình lại có thái độ không hợp tác.

Trường hợp của vợ chồng ông Thái Châu Tường và bà Trương Liên Hảo là một trong số đó. Họ không chấp nhận mức đền bù mà chính quyền đưa ra, quyết tâm phản đối đến cùng.

“Giả nghèo, giả khổ” để đòi tiền đền bù

Năm 2004, một khu đất với giá 6.500 NDT (hơn 23 triệu đồng) mỗi m2 được thu hồi để xây một tòa nhà cao 400m. Tuy nhiên vợ chồng Thái Châu Tường đã cải tổ lại nhà của họ để cho thuê, thu được dòng tiền ổn định hàng tháng và họ không đồng ý di dời.

Ngôi nhà không chịu di dời, quyết nhận hơn 60 tỷ đồng mới chịu ‘nhổ neo’, cuối cùng ‘ngậm kết đắng’ vì lời nói dối trắng trợn
Ảnh minh hoạ

Họ yêu cầu mức bồi thường là 12.000 NDT (gần 43 triệu đồng) mỗi m2, mức giá cao hơn nhiều so với thị trường. Chủ đầu tư đương nhiên không đồng ý với con số này và cuộc đàm phán giữa hai bên kéo dài suốt nhiều tháng mà không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào.

Nhận thấy tình hình có vẻ xấu đi vì nhiều hộ xung quanh đã đồng ý ra đi, ông Thái và vợ quyết định sử dụng các biện pháp nhằm tạo ra áp lực từ dư luận. Gọi bản thân là những “nạn nhân của quá trình đô thị hóa”, họ sử dụng mạng xã hội như một công cụ để thu hút sự đồng cảm và ủng hộ từ phía dư luận.

Cụ thể, khi được phỏng vấn, hai vợ chồng đã giả vờ là những người già cô đơn yếu bệnh. Đồng thời, họ cũng nhấn mạnh rằng nếu ngôi nhà bị phá dỡ, họ sẽ không có nguồn thu nhập và thậm chí còn không có nơi trú ngụ. Câu chuyện thu hút được sự chú ý của đông đảo cư dân mạng, đẩy sự căng thẳng lên đến đỉnh điểm.

Ngôi nhà không chịu di dời, quyết nhận hơn 60 tỷ đồng mới chịu ‘nhổ neo’, cuối cùng ‘ngậm kết đắng’ vì lời nói dối trắng trợn
Vợ chồng ông Thái Châu Tường và bà Trương Liên Hảo. Ảnh: Sohu

Không đi đến được đồng thuận, nhà phát triển quyết định “bỏ qua” ngôi nhà này và tiếp tục triển khai dự án theo tiến độ. Ngôi nhà của vợ chồng Thái Châu Tường đã không bị di dời nhưng lại bao phủ bởi khói bụi và tiếng ồn từ quá trình phá dỡ xung quanh. Ít lâu sau, các tòa nhà xung quanh đã biến mất, chỉ còn lại một tòa nhà sáu tầng của vợ chồng ông Thái.

Được biết, trong suốt quá trình xây dựng dự án, chủ đầu tư đã cố gắng liên lạc với vợ chồng ông để thảo luận và đàm phán, nhưng không có bất kỳ tiến triển nào. Cuối cùng, họ đã phải chấp nhận nhượng bộ, ngay sau đó cặp vợ chồng đã được đền bù lên tới 17 triệu NDT (hơn 60 tỷ đồng).

“Ngậm kết đắng” vì lòng tham

Chỉ một thời gian ngắn sau khi nhận được số tiền đền bù khổng lồ, lời nói dối của cặp vợ chồng cũng nhanh chóng bị vạch trần. Người dân đồng loạt lên tiếng chế giễu ông Thái và vợ, thậm chí ngôi nhà này cũng được biết đến tới tên gọi “ngôi nhà đinh” đắt nhất trong lịch sử.

Không chịu được áp lực từ dư luận và người dân xung quanh, vợ chồng ông Thái liên tục nổi cáu và bất hòa. Ít lâu sau đó, họ quyết định ly hôn.

Bà Trương chọn lựa cuộc sống yên bình, không đi bước nữa. Trong khi đó, ông Thái tiếp tục kết hôn với một người vợ mới và không bao giờ trở lại quê hương.

Câu chuyện vợ chồng Thái Châu Tường đến nay vẫn là chủ đề được bàn tán sôi nổi, nhiều người bày tỏ chính lòng tham của chủ nhà đã dẫn đến tình cảnh này.

>> Ngôi nhà không chịu di dời dù được đền bù hơn 97 tỷ đồng, cuối cùng 'kẹt cứng' giữa hai tòa nhà đồ sộ, hàng ngày chịu đựng tiếng ồn

Ngôi nhà 300m2 không chịu di dời, cuối cùng bị ‘khoét sạch’ đất xung quanh, chủ nhà phải bắc thang mới ra được ngoài

Căn biệt thự nằm chơi vơi bên mép đá, bác sĩ giàu có không chịu di dời, khẳng định 'ngôi nhà của tôi vẫn ổn'

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ngoi-nha-khong-chiu-di-doi-quyet-nhan-hon-60-ty-dong-moi-chiu-nho-neo-cuoi-cung-ngam-ket-dang-vi-loi-noi-doi-trang-tron-236140.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Ngôi nhà không chịu di dời, quyết nhận hơn 60 tỷ đồng mới chịu ‘nhổ neo’, cuối cùng ‘ngậm kết đắng’ vì lời nói dối trắng trợn
    POWERED BY ONECMS & INTECH