Bất động sản

Người dân đóng tiền sử dụng đất ra sao khi bảng giá đất tăng gấp 50 lần?

Khuê Vân 31/07/2024 16:06

Theo dự thảo, giá đất ở đô thị tại nhiều quận, huyện TP. HCM dự kiến tăng cao, nhiều tuyến đường được điều chỉnh tăng 30-50 lần so với giá cũ.

Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM đang lấy ý kiến dự thảo về ban hành Quyết định điều chỉnh Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 16/1/2020 của UBND thành phố về bảng giá đất trên địa bàn.

Theo đó, bảng giá đất mới dự kiến áp dụng từ ngày 1/8 đến hết ngày 31/12/2024. Sau đó sẽ tổng kết, đánh giá tác động về mặt kinh tế, xã hội để tiếp tục điều chỉnh bảng giá đất áp dụng từ ngày 1/1 đến ngày 31/12/2025.

gia-dat-f313-4f68-a26a-509e21871

Giá đất sẽ tăng 30-50 lần khi Luật được thực thi. Ảnh: Quang Định

Thông tin từ báo Tuổi Trẻ, tại nhiều quận, huyện và TP. Thủ Đức dự kiến tăng vọt với mức từ 10-30 lần, có nơi tăng 51 lần, và giá đất vàng ở trung tâm TP. HCM ở mức 810 triệu đồng/m2.

Cụ thể, các huyện Hóc Môn, Nhà Bè, Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi có nơi tăng 20-30 lần so với bảng giá đất áp dụng giai đoạn 2020-2024. Đặc biệt, huyện Hóc Môn có giá đất dự kiến điều chỉnh tăng cao nhất so với bảng giá đất cũ khi có những tuyến đường có giá đất tăng 30-50 lần.

Đường Song hành Quốc lộ 22 (đoạn Nguyễn Ảnh Thủ đến Lý Thường Kiệt) có giá đất tăng 51 lần (từ 1,4 lên 71 triệu đồng/m2), ngoài ra một con đường khác có giá đất tăng 46 lần và hai con đường giá đất tăng 40 lần. Tại huyện Nhà Bè, giá đất tăng cao nhất là 23 lần, huyện Bình Chánh giá đất tăng cao nhất 29 lần.

>> Diện mạo con đường nối bến xe Miền Đông với TP. HCM đẹp bậc nhất tỉnh có nhiều thành phố nhất Việt Nam

Người dân sẽ đóng giá đất như thế nào?

Theo dự thảo nghị định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất do Bộ Tài chính trình Chính phủ thì toàn bộ đất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định trước ngày 15/10/1993 có các giấy tờ hợp lệ đều được cấp giấy chứng nhận và không đóng tiền sử dụng đất.

Nếu đất sử dụng ổn định trước ngày 15/10/1993 mà không có các loại giấy tờ hợp lệ sẽ được cấp giấy chứng nhận không thu tiền sử dụng đất đối với diện tích đất trong hạn mức, phần đất ngoài hạn mức đóng tiền sử dụng đất bằng 40% bảng giá đất ở.

Nếu thửa đất có nhiều hộ gia đình, cá nhân sử dụng thì hạn mức đất ở được tính là tổng hạn mức của các hộ gia đình.

Với các trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định không có giấy tờ hợp lệ thì phải đóng tiền sử dụng đất từ 20-40% bảng giá quy định cho phần đất trong hạn mức. Đóng tiền sử dụng đất 20-70% cho đất ngoài hạn mức, tùy thời điểm bắt đầu sử dụng.

Nếu người dân sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 mà có các loại giấy tờ hợp lệ thì sẽ được cấp giấy chứng nhận 100% diện tích đất mà không phải đóng tiền sử dụng đất.

Đối với đất không có các loại giấy tờ hợp lệ thì phần đất trong hạn mức không đóng tiền sử dụng đất. Với phần đất ngoài hạn mức, theo quy định của Luật Đất đai 2013 thì đóng 50% tiền sử dụng đất theo giá đất cụ thể của từng lô đất (gấp 2,5 lần bảng giá đất quy định).

Người dân sử dụng đất ổn định từ ngày 15/10/1993 đến ngày 1/7/2004, không có các giấy tờ hợp lệ thì theo quy định hiện hành, phần đất trong hạn mức phải đóng 50% tiền sử dụng đất theo bảng giá đất Nhà nước ban hành. Phần đất ngoài hạn mức phải đóng 100% tiền sử dụng đất theo giá đất cụ thể (gấp 2,5 lần bảng giá đất ban hành).

Còn theo quy định mới, đất không có các giấy tờ hợp lệ thì phần diện tích trong hạn mức phải đóng 20% tiền sử dụng đất, diện tích ngoài hạn mức đóng 50% tiền sử dụng đất.

>> Ngành đường sắt dự chi 1.800 tỷ đồng xóa bỏ hoàn toàn lối đi nguy hiểm gây tai nạn

2 đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất khi TP. HCM điều chỉnh bảng giá đất

Hai trường hợp bị ảnh hưởng nhiều nhất khi TPHCM điều chỉnh bảng giá đất

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/nguoi-dan-dong-tien-su-dung-dat-ra-sao-khi-bang-gia-dat-tang-gap-50-lan-d129106.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Người dân đóng tiền sử dụng đất ra sao khi bảng giá đất tăng gấp 50 lần?
POWERED BY ONECMS & INTECH