Những năm gần đây, trước nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, dòng tiền chứng khoán thường có xu hướng rút khỏi thị trường và yếu đi.
VN-Index áp sát đỉnh cũ 1 năm
Thị trường chứng khoán vừa có tuần tăng điểm thứ 7 liên tiếp từ 22 - 26/8/2022. Kết tuần VN-Index đứng ở mức 1.282,57 điểm - tăng 13,39 điểm (1,06%) so với tuần trước; HNX-Index tăng 1,56 điểm (0,52%) lên 299,5 điểm; UPCoM-Index cũng tăng 0,1 điểm (0,11%) lên 92,88 điểm.
Diễn biến VN-Index những tháng gần đây
Thanh khoản thị trường giảm nhẹ so với tuần trước đó với tổng giá trị giao dịch bình quân trên toàn thị trường đạt 17.974 tỷ đồng/phiên - giảm 1,4% trong đó giá trị khớp lệnh bình quân giảm 2% và đạt 16.044 tỷ đồng.
Đưa ra góc nhìn về thị trường chứng khoán trong tuần giao dịch từ 29 - 31/8/2022, Chứng khoán SHS cho rằng, thị trường vẫn duy trì tăng điểm nhưng sự thận trọng, áp lực bán ngắn hạn đang gia tăng mạnh hơn sau 7 tuần tăng điểm. Điều này được thể hiện qua áp lực điều chỉnh tăng ở nhiều mã với thanh khoản gia tăng trên mức trung bình trong phiên giao dịch cuối tuần 26/8/2022
Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng, tâm lý của nhà đầu tư nhìn chung đang ở trạng thái khá hưng phấn. Thị trường vẫn đang trong một nhịp hồi phục sau khi đã ghi nhận xu hướng lao dốc mạnh trong giai đoạn quý II năm nay.
Chứng khoán Tân Việt (TVSI) cho rằng, mặc dù điểm số tăng tốt trong tuần qua nhưng số lượng cổ phiếu mang lại lợi nhuận không nhiều với mức lợi nhuận mỏng. Trong khi đó, số lượng cổ phiếu đi ngang hoặc gây thua lỗ nhẹ vẫn chiếm đa số.
Do đó, công ty này vẫn bảo lưu quan điểm đây là sóng hồi phục với vùng mục tiêu của VN-Index ở 1.315 điểm và đánh giá các chỉ số đang tiến về vùng rủi ro. Chiến lược hợp lý với nhà đầu tư ngắn hạn nên là ưu tiên giảm tỷ trọng cổ phiếu khi chỉ số sát vùng kháng cự.
Theo Chứng khoán MBS, hiện dòng tiền đang quan tâm đến các nhóm cổ phiếu hàng hóa cơ bản như: phân bón, hóa chất, dầu khí, thép,… khi giá dầu quay lại ngưỡng 100 USD/thùng. Bên cạnh đó chỉ số hàng hóa cũng bật tăng trở lại trên 2% trong tuần này.
Ngoài ra, nhóm cổ phiếu ngân hàng, bất động sản khu công nghiệp, chứng khoán,… cũng có thể quay trở lại đà tăng trong tuần sau khi mức tập trung vốn ở các nhóm ngày đang tăng lên.
Như mọi năm, nhà đầu tư thường có xu hướng bán chốt lời hoặc rút một phần tài sản giao dịch khỏi thị trường những ngày trước nghỉ lễ. Điều này có thể gây ra áp lực bán trong những ngày tới đây - nhất là khi thị trường đã tăng liên tục 7 tuần liên tiếp và được nhận định sẽ sớm điều chỉnh.
Dòng tiền sẽ ở lại thị trường
Điểm tích cực của thị trường trong tuần tuần giao dịch vừa qua là nhà đầu tư cá nhân trong nước đã mua ròng trở lại sau chuỗi 5 tuần bán ròng liên tiếp. Trong khi đó, cả tổ chức trong nước lẫn khối ngoại đều giao dịch theo chiều hướng tiêu cực trở lại. Xem thêm
Tuy nhiên, nếu nhìn lại lịch sử năm gần nhất, VN-Index đã nhích nhẹ hơn chục điểm trong tháng 9/2021 lên mức 1.331 lên 1.342 điểm. Trước đó, chỉ số cũng ghi nhận mức tăng tương đối từ mức 1.301 điểm (phiên 26/8/2019) đến đầu tháng 9/2021.
Theo thống kê, tính đến hết quý II/2022, dư tiền của nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán ghi nhận mở mức 70.000 đồng. Điều này được lý giải là do các hoạt động cắt lỗ trong đợt thị trường lao dốc, sự gia tăng của các nhà đầu tư mới và xu hướng gom tiền chờ thời cơ thích hợp của không ít chứng sĩ. Việc dư tiền mặt lớn có thể khiến áp lực bán rút tiền khỏi thị trường những ngày trước nghỉ lễ 2/9/2022 sẽ bớt căng thăng hơn (hoặc ngược lại).
Ngoài ra, những thông tin tích cực liên quan đến việc áp dụng giao dịch/thanh toán chứng khoán T+2 hay lô lẻ cũng được cho là động lực giữ chân dòng tiền ở lại thị trường chứng khoán những ngày tới.
Dù lạc quan song nhà đầu tư cần chú ý đến các yếu tố vĩ mô có ảnh hưởng mà trước mắt là sự kiện chứng khoán Mỹ lao mạnh sau phát ngôn của Chủ tịch Fed mới đây.
[Chính thức] Áp dụng giao dịch T+1,5 từ 29/8, giao dịch lô lẻ từ 12/9