Xã hội

Nhà máy thủy điện ngầm trong lòng núi đầu tiên do Việt Nam thiết kế được đầu tư hơn 11.000 tỷ, sản lượng điện hàng năm lên đến 1,9 tỷ kWh

Khả Vy 11/09/2024 12:06

Máy phát điện của công trình cũng được lắp đặt hoàn toàn trong lòng núi.

Nhà máy Thủy điện Huội Quảng nằm ở xã Khoen On, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu, với phần nhà máy thuộc địa phận xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Đây là nhà máy thủy điện ngầm đầu tiên do Việt Nam tự thiết kế và thi công.

Nhà máy thủy điện ngầm trong lòng núi đầu tiên do Việt Nam thiết kế được đầu tư hơn 11.000 tỷ, sản lượng điện hàng năm lên đến 1,9 tỷ kWh - ảnh 1
Nhà máy Thủy điện Huội Quảng là nhà máy thủy điện ngầm đầu tiên do Việt Nam tự thiết kế và thi công. Ảnh: Trung tâm khoa học và triển khai kỹ thuật thủy lợi

Công trình gồm hai hầm dẫn nước ngầm xuyên qua lòng núi, mỗi hầm dài 4,2km và có đường kính 7,5m, máy phát điện cũng được lắp đặt hoàn toàn trong lòng núi. Nhà máy là một phần trong quy hoạch bậc thang thủy điện trên sông Đà, đứng sau các công trình lớn khác như Thủy điện Sơn La (2.400 MW), Thủy điện Hòa Bình (1.920 MW) và Thủy điện Lai Châu (1.200 MW). Tổng mức đầu tư của dự án lên tới 11.082 tỷ đồng.

Nhà máy thủy điện ngầm trong lòng núi đầu tiên do Việt Nam thiết kế được đầu tư hơn 11.000 tỷ, sản lượng điện hàng năm lên đến 1,9 tỷ kWh - ảnh 2
Công trình gồm hai hầm dẫn nước ngầm xuyên qua lòng núi, mỗi hầm dài 4,2km và có đường kính 7,5m. Ảnh: Trung tâm khoa học và triển khai kỹ thuật thủy lợi

Ban đầu, khi chuẩn bị đầu tư xây dựng, công trình được đặt tên là Huổi Quảng, theo tên con suối Huổi Quảng chảy vào sông Nậm Mu tại bản Tàng Khê, xã Khoen On. Tuy nhiên, trong quá trình lập hồ sơ khảo sát và thiết kế, do một lỗi nhỏ, dấu hỏi trong tên đã bị nhầm thành dấu nặng, khiến tên công trình vô tình bị đổi thành Huội Quảng.

Nhà máy thủy điện ngầm trong lòng núi đầu tiên do Việt Nam thiết kế được đầu tư hơn 11.000 tỷ, sản lượng điện hàng năm lên đến 1,9 tỷ kWh - ảnh 3
Nhà máy là một phần trong quy hoạch bậc thang thủy điện trên sông Đà. Ảnh: Trung tâm khoa học và triển khai kỹ thuật thủy lợi

Dự án Thủy điện Huội Quảng được vận hành theo một quy trình quản lý và khai thác riêng, do đơn vị tư vấn trong nước xây dựng. Việc điều tiết lũ được thực hiện theo Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng, bao gồm các hồ Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang, Lai Châu, Bản Chát và Huội Quảng. Quy trình này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ban hành theo Quyết định số 1622/QĐ-TTg ngày 17/9/2015.

Nhà máy thủy điện ngầm trong lòng núi đầu tiên do Việt Nam thiết kế được đầu tư hơn 11.000 tỷ, sản lượng điện hàng năm lên đến 1,9 tỷ kWh - ảnh 4
Dự án Thủy điện Huội Quảng được vận hành theo một quy trình quản lý và khai thác riêng, do đơn vị tư vấn trong nước xây dựng. Ảnh: Công ty cổ phần Sông Đà 6

Công trình đầu mối của hồ Thủy điện Huội Quảng nằm cách đầu mối hồ Thủy điện Bản Chát khoảng 27km về phía hạ lưu và cách TP. Lai Châu khoảng 140km về phía Đông Nam. Hồ chứa nước của Thủy điện Huội Quảng có dung tích 184,2 triệu m3, với đập dâng bằng bê tông trọng lực cao 10 m. Công trình xả lũ có 6 cửa xả mặt, còn nhà máy thủy điện bao gồm 2 tổ máy với tổng công suất 2x260 MW. Sản lượng điện trung bình hàng năm của nhà máy đạt khoảng 1,904 tỷ kWh.

Nhà máy thủy điện ngầm trong lòng núi đầu tiên do Việt Nam thiết kế được đầu tư hơn 11.000 tỷ, sản lượng điện hàng năm lên đến 1,9 tỷ kWh - ảnh 5
Công trình đầu mối của hồ Thủy điện Huội Quảng nằm cách đầu mối hồ Thủy điện Bản Chát khoảng 27km về phía hạ lưu và cách TP. Lai Châu khoảng 140km về phía Đông Nam. Ảnh: Công ty cổ phần Sông Đà 6

Công trình Thủy điện Huội Quảng chính thức khởi công vào ngày 8/1/2006 và bắt đầu dẫn dòng thi công giai đoạn 1 vào ngày 27/1/2011. Đến ngày 1/12/2015, hồ bắt đầu tích nước, và các tổ máy lần lượt hòa vào lưới điện quốc gia: tổ máy số 1 vào ngày 28/12/2015 và tổ máy số 2 vào ngày 19/6/2016.

Nhà máy thủy điện ngầm trong lòng núi đầu tiên do Việt Nam thiết kế được đầu tư hơn 11.000 tỷ, sản lượng điện hàng năm lên đến 1,9 tỷ kWh - ảnh 6
Sản lượng điện trung bình hàng năm của nhà máy đạt khoảng 1,904 tỷ kWh. Ảnh: Công ty cổ phần Sông Đà 6

Ngoài nhiệm vụ chính là bổ sung nguồn điện lớn cho hệ thống điện quốc gia, Thủy điện Huội Quảng và Thủy điện Bản Chát (ở thượng nguồn hồ Huội Quảng) còn điều tiết dòng chảy sông Nậm Mu, tăng công suất cho các nhà máy Thủy điện Hòa Bình và Sơn La, với sản lượng điện tăng thêm ước tính khoảng 388,4 triệu kWh mỗi năm. Công trình cũng giúp giảm thiểu lũ vào mùa mưa, cung cấp nước cho đồng bằng Bắc Bộ vào mùa khô, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Bắc.

>> 3 nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam cùng được xây dựng trên một dòng sông bắt nguồn từ Trung Quốc, là phụ lưu trong hệ thống sông Hồng

Trung Quốc lên tiếng về kế hoạch xả lũ tại hai nhà máy thủy điện ở thượng nguồn sông Hồng

Huy động nhân công đào thủ công đường hầm xuyên núi, xây dựng nhà máy thủy điện đầu tiên ở Việt Nam, nay là điểm du lịch hút hàng nghìn du khách

Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Nhà máy thủy điện ngầm trong lòng núi đầu tiên do Việt Nam thiết kế được đầu tư hơn 11.000 tỷ, sản lượng điện hàng năm lên đến 1,9 tỷ kWh
POWERED BY ONECMS & INTECH