Trong những năm qua, Việt Nam đã thành công trong việc thu hút đầu tư từ nhiều thị trường khác nhau như Anh, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc...
Tại buổi họp báo bên lề Hội nghị GMAP sáng ngày 13/11, ông Ivan Alever - đồng sáng lập Global M&A Partners cho biết Việt Nam tiếp tục thu hút dòng vốn FDI nhờ duy trì đà tăng trưởng kinh tế, nguồn nhân lực chất lượng cao và là điểm đến trong dòng vốn đầu tư dịch chuyển từ Trung Quốc sang…
Hội nghị GMAP (Global M&A Partners) do Công ty tư vấn mua bán và sáp nhập (M&A) RECOF Việt Nam chủ trì gồm một hiệp hội toàn cầu với 30 công ty M&A đến từ 50 quốc gia, khu vực trên khắp châu Mỹ, châu Âu và châu Á Thái Bình Dương), diễn ra sáng cùng ngày ở TP HCM.
Các chuyên gia của RECOF Việt Nam đánh giá, Việt Nam là một trong những quốc gia hấp dẫn nhất trên thế giới với ưu thế dân số trẻ, tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng và lượng người tiêu dùng có thu nhập trung bình đang tăng nhanh.
Trong những năm qua, Việt Nam đã rất thành công trong việc thu hút đầu tư từ nhiều thị trường châu Á khác nhau, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Đài Loan và Trung Quốc. Trong khi lại vắng mặt các khoản đầu tư từ châu Âu và Bắc/Nam Mỹ.
"Đang có làn sóng nhà đầu tư từ Anh, Mỹ và châu Âu mong muốn tìm kiếm cơ hội tại thị trường Việt Nam, nhờ nguồn nhân lực dồi dào giúp doanh nghiệp xây dựng năng lực sản xuất lớn. Trong khu vực, Myanmar cũng có chi phí nhân công thấp nhưng yếu tố này đang ngày càng sụt giảm hay Trung Quốc là thị trường sản xuất lớn nhất nhưng chi phí nhân công đang ngày càng cao nên các nhà đầu tư đang dịch chuyển sang các nước châu Á, trong đó có Việt Nam" - ông Ivan Alver nói.
Những lĩnh vực thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư đến tìm kiếm cơ hội M&A tại GMAP lần này, là các lĩnh vực sản xuất, bán lẻ, chip bán dẫn, thực phẩm, sản xuất kho bãi, tài chính ngân hàng…
Ông Frederic De Boer, đồng sáng lập GMAP, thông tin hiện nay một lĩnh vực hẫp dẫn đối với nhà đầu tư châu Âu là mảng sản xuất. Một số doanh nghiệp châu Âu đã thông qua RECOF tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam và doanh nghiệp Mỹ cũng theo xu hướng này.
"Tôi tới từ Thụy Sĩ và đang có 2 khách hàng doanh nghiệp lớn ở mảng cơ sở hạ tầng, chuyên sản xuất cầu quan tâm tới thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp này có cơ sở ở Trung Quốc và đang muốn dịch chuyển sang Việt Nam, họ đã tìm hiểu về nguồn nhân lực, môi trường kinh doanh và bày tỏ sự hài lòng nên đang tìm hiểu chi tiết để có thể đầu tư nhà máy tại Việt Nam" - ông Frederic De Boer nói.
Quốc hội sắp xem xét chính sách thuế giữ chân 'đại bàng' đến Việt Nam đầu tư
Bắc Giang: Vi phạm trong xây dựng, chủ đầu tư dự án sân golf hơn nghìn tỷ bị phạt 330 triệu
Từ vụ Mr Pips Phó Đức Nam lừa đảo hơn 5.200 tỷ đồng, công an cảnh báo gì?