Nhà phân tích Mikhail Shulgin, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu toàn cầu của công ty Opening Investments chia sẻ rằng, các loại tiền như peso của Cuba, dinar của Libya và lira của Thổ Nhĩ Kỳ là những đồng tiền tệ nhất năm 2021.
Peso của Cuba
Theo ông Shulgin, đồng peso của Cuba đã giảm 96% so với đồng USD trong năm 2021, đây là đồng tiền có kết quả tồi tệ nhất trong số 146 loại tiền tệ được Bloomberg theo dõi. Ngoài ra, nền kinh tế Cuba tiếp tục trì trệ (giảm 10,9% vào năm 2020) do cả đại dịch Covid-19 lẫn tác động của nhiều hạn chế từ Mỹ.
Nước này cũng đang có chỉ số lạm phát cao, theo số liệu chính thức, trong 10/2021 con số này là 60%. nghị sĩ Cuba Marino.
Ngày 21/12 vừa qua, Bộ trưởng Kinh tế Cuba Alejandro Gil cho biết giá tiêu dùng của nước này đã tăng hơn 70% trong năm 2021. Báo cáo trước Quốc hội, ông Alejandro Gil nhận định rằng Cuba sẽ khép lại năm 2021 với mức lạm phát cao hơn 70% so với cùng kỳ năm ngoái, phần lớn do việc giá hàng hóa tăng hơn 44% hồi đầu năm.
Marino Murillo, một thượng nghị sĩ Cuba cũng cho rằng lạm phát thực sự trong nước có tính đến giá cả trên thị trường chợ đen là gần 6.900%.
Theo báo cáo hàng năm của Thủ tướng Cuba Manuel Marrero, chỉ có 2% dự kiến kinh tế Cuba sẽ phục hồi trong năm 2021. Các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ, cùng với lệnh cấm vận thương mại và đại dịch COVID-19 đã khiến Cuba phụ thuộc vào nhập khẩu dẫn đến bị thiệt hại ít nhất 4 tỉ USD doanh thu trong 2 năm qua.
Thâm hụt làm giảm nhập khẩu 40% và hạn chế khả năng của chính phủ trong việc cung cấp thực phẩm, thuốc men, hàng tiêu dùng và tài nguyên cho công nghiệp - nông nghiệp của Cuba.
Dinar của Libya
Đông dinar của Libya xếp thứ hai trong danh sách những đồng tiền tệ nhất năm 2021. Theo đó, đồng tiền này đã giảm 71% so với đồng USD.
Tình hình bất ổn trong nước và những khó khăn trong việc hình thành hệ thống chính trị thống nhất tiếp tục tạo áp lực cho nền kinh tế đất nước này.
“Chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và chợ đen đã làm ‘méo mó’ nền kinh tế vốn phụ thuộc vào dầu mỏ của Libya, đông thời làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng thanh khoản và châm ngòi cho tham nhũng khi các nhóm vũ trang tiếp cận với USD theo tỷ giá chính thức”, ông Shulgin nhận xét.
Cũng theo vị chuyên gia này, tuy Libya có trữ lượng dầu lớn nhất ở châu Phi, quốc gia này đứng thứ 9 về trữ lượng dầu trên thế giới nhưng đồng thời, phần lớn nhiên liệu tiêu thụ trong nước được nhập khẩu và mua bằng đồng nội tệ. Với đường bờ biển dài 1.900 km, Libya nhập khẩu cá và các sản phẩm từ cá cũng như không thể sử dụng bờ biển để phát triển ngành du lịch.
Lira của Thổ Nhĩ Kỳ
Một đồng tiền tệ nhất năm khác là đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ. Đồng tiền này đã giảm giá 49% so với đồng USD trong năm 2021.
Ông Shulgin nhìn nhận, nguyên nhân của hành động trên là do chính sách tiền tệ bất thường của nước này với chủ trương tiếp tục duy trì lãi suất chủ chốt ở mức thấp trong khi chỉ số lạm phát tăng cao.
“Nguyên nhân khiến đồng lira mất giá là do chính sách tiền tệ không chính thống ở Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang được thực hiện dưới sức ép mạnh mẽ của tổng thống nước này. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cho rằng biện pháp tốt nhất để chống lại tình trạng lạm phát tăng cao (chỉ số tiêu dùng CPI đã tăng đến 21,3% trong tháng 11) là hạ lãi suất phần trăm chứ không phải là tăng lên như những nước khác”, ông Shulgin giải thích.
“Do đó, các cơ quan quản lý Thổ Nhĩ Kỳ vào mùa thu đã giảm tỷ lệ từ 19% xuống 15%, dự định sẽ giảm tỷ lệ xuống 14% vào cuối tháng 12. Tuy nhiên, chính sách như vậy không tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư quốc tế, rằng cách tiếp cận như vậy có thể kiểm soát lạm phát”, ông Shulgin nói thêm.