Hàng loạt thành phố đang đứng trước nguy cơ bị nước dâng cao nhấn chìm, vì đâu nên nỗi?.
Do sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển tăng nhanh, một số thành phố có thể đứng trước nguy cơ bị nhấn chìm và biến mất vào năm 2030, theo nghiên cứu của Climate Central - tổ chức quốc tế chuyên nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu.
Dưới đây là danh sách những thành phố có thể biến mất vào năm 2030:
Miami, Mỹ
Miami, Mỹ |
Mực nước biển tại Miami đang tăng với tốc độ nhanh nhất trên thế giới. Những năm gần đây, thành phố này đã phải đối mặt với lũ lụt, làm ô nhiễm nguồn nước và gây ra thiệt hại lớn cho cơ sở hạ tầng có giá trị của thành phố. Ngoài việc ứng phó với thiên tai do biến đổi khí hậu, Miami cũng cần phải củng cố cơ sở hạ tầng.
Amsterdam, Hà Lan
Amsterdam, Hà Lan |
Amsterdam cũng đang bị đe dọa do mực nước biển ngày một dâng cao. Phần lớn diện tích của Hà Lan nằm dưới mực nước biển. Gần một thế kỷ qua, Amsterdam được duy trì chủ yếu nhờ hệ thống đập ngăn lũ của thành phố. Những trận lũ lớn trong lịch sử đã khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng, đồng thời đánh chìm nhiều nhà cửa, ô tô cũng như các công trình kiến trúc khác.
Amsterdam được dự đoán sẽ chạm ngưỡng ngang với mực nước biển trong chưa đầy 10 năm tới. Do đó, hệ thống đê, đập, rào chắn, cống của đất nước này phải được theo dõi chặt chẽ và nâng cấp trong tương lai.
Bangkok, Thái Lan
Bangkok, Thái Lan |
Bangkok hiện chỉ cách mực nước biển 1,5m, theo một nghiên cứu năm 2020. Với kết cấu là đất sét đặc, mềm cũng như phải hứng chịu nhiều hậu quả của ngập lụt, thủ đô của Thái Lan có thể bị nhấn chìm.
Một số báo cáo cho rằng năm 2030, hầu hết khu vực ven biển Tha Kham, Samut Prakan và sân bay quốc tế Suvarnabhumi có thể ngập trong biển nước.
Lượng mưa lớn liên tục, mực nước dâng cao và việc khai thác nước ngầm trong nhiều năm cũng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Hội đồng Cải cách Quốc gia Thái Lan (The Thai Reform Council) đã báo cáo rằng Bangkok sẽ ở trong tình trạng đáng báo động trong 15 năm tới.
Barsa, Iraq
Barsa, Iraq |
Đây là một thành phố cảng quan trọng ở Iraq, nằm dọc theo dòng sông Shatt al-Arab. Các dòng chảy nơi đây xuôi về Vịnh Ba Tư, cùng với mạng lưới kênh rạch chằng chịt và suối chảy qua thành phố.
Tuy nhiên, các đầm lầy mềm xung quanh khiến khu vực này dễ dàng bị ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng. Các nhà khoa học dự đoán Basra có thể bị nhấn chìm một phần hoặc thậm chí biến mất hoàn toàn trong vòng 10 năm tới.
Venice, Italy
Venice, Italy |
Hàng năm, thành phố Venice thường xuyên phải đối mặt với lũ lụt và triều cường. Năm 2019, 90% thành phố này đã bị ngập lụt và tình hình ngày càng trở nên tồi tệ hơn do xói mòn bờ biển.
Hàng rào ngăn lũ đã được thiết kế từ năm 1980 và tiến hành xây dựng từ 2003 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành.
Kolkata, Ấn Độ
Kolkata, Ấn Độ |
Người dân ở Kolkata, Ấn Độ đang phải đối mặt với các thảm họa thiên nhiên. Theo đó, thành phố này có thể bị ngập trong biển nước trước năm 2030 do lũ lụt ập đến. Chính phủ Ấn Độ cũng đang phải đối mặt với áp lực giám sát và đưa ra các phương án thích hợp để ngăn chặn biến đổi khí hậu và xoay chuyển tình thế.
>> Gần 50% các thành phố lớn của cường quốc số 1 châu Á đang chìm dần, 270 triệu người bị ảnh hưởng