Nike hết thời?

23-06-2023 11:34|Thủy Tiên

Tại sao giới phân tích Trung Quốc đang khuyên các nhà đầu tư nước này không nên mua cổ phiếu của Nike?

Nike hết thời ở Trung Quốc?

Năm 2022, Nike ghi nhận mức tăng trưởng doanh số bán hàng hàng quý tại Trung Quốc ở mức âm, giảm tới 24% trong quý 2/2022, trong khi các đối thủ cạnh tranh như Li-Ning và Anta đạt mức tăng trưởng từ 15% trở lên.

Trong khi đó, theo Zacks Equity Researc, giá cổ phiếu của Nike đã giảm 10,85% trong tháng 6 tính đến ngày 13/6.

Các nhà phân tích đang khuyên nhà đầu tư không nên mua cổ phiếu của hãng. Họ lo ngại thương hiệu khó đạt được mục tiêu dài hạn là tăng trưởng doanh số.

Nguyên nhân xuất phát từ việc tẩy chay các thương hiệu đến từ phương Tây của người tiêu dùng nội địa. Đặc biệt là khi Nike có lập trường phản đối bông sản xuất tại Tân Cương vào tháng 3/2021. Bên cạnh đó, gã khổng lồ có trụ sở tại Mỹ còn phải đối mặt với sự cạnh tranh của loạt nhãn hàng nội địa Trung.

Người tiêu dùng quay lưng

Năm 2021, Phương Tây đã cáo buộc Trung Quốc cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ lao động trên các cánh đồng bông ở Tân Cương, và giam giữ người Duy Ngô Nhĩ trong các "trại cải tạo" ở khu vực này.

Trung Quốc đã nhiều lần phủ nhận các cáo buộc trên, nói rằng đó chỉ là những trại đào tạo nghề và là điều cần thiết để chống lại chủ nghĩa cực đoan.

Theo đó, hàng loạt các công ty phương Tây đã chịu phản ứng dữ dội và tẩy chay từ người tiêu dùng ở Trung Quốc vì phản đối mua bông sản xuất ở Tân Cương, Nike là một trong số đó.

Trước khi nổ ra tranh cãi nói trên, hoạt động kinh doanh của Nike tại Trung Quốc đang bùng nổ. Gã khổng lồ có trụ sở tại Mỹ ghi nhận 7 năm liên tiếp tăng trưởng 2 con số.

Tuy nhiên, trong 3 tháng tính đến tháng 2/2023, doanh thu của Nike tăng 1%. Phần lớn đến từ việc Trung Quốc dỡ bỏ các hạn chế do vấn đề dịch bệnh và nhu cầu tăng cao vào dịp Tết Nguyên đán.

Cạnh tranh với thương hiệu nội địa

Dù mức tăng trưởng doanh số hàng quý suy giảm, Nike vẫn đứng đầu thị trường thể thao tại Trung Quốc với thị phần 22,6% vào năm 2022.

Thế nhưng, hãng cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt với các thương hiệu nội địa khi Anta đã vượt qua Adidas để giành vị trí thứ 2 với 20,4% thị phần. Li-Ning đứng thứ 4 với 10,4% thị phần.

Hiệu suất của thương hiệu Nike nói trên là không đủ để gây ấn tượng với nhà đầu tư hoặc nâng giá cổ phiếu.

nike trung quoc anh 4

Sở dĩ Anta trở nên nổi tiếng nhờ trở thành đối tác trang phục thể thao chính thức của Thế vận hội mùa đông 2022.

Bên cạnh đó, hãng còn hợp tác vói những tên tuổi nổi tiếng như vận động viên trượt tuyết Eileen Gu, hay diễn viên Vương Nhất Bác (người từng là đại sứ của Nike). Năm 2022, doanh thu năm của Anta đạt 7,8 tỷ USD, lần đầu vượt qua con số 7,2 tỷ USD của Nike.

Một công ty tại tỉnh có nhiều khu công nghiệp nhất Việt Nam công bố chi 650 tỷ đồng thưởng Tết cho người lao động

Hãng thời trang Nike gặp khó với giấy phép lao động nước ngoài tại TP. HCM

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nike-het-thoi-188923.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Nike hết thời?
    POWERED BY ONECMS & INTECH