Nổi tiếng với những chiếc Burger nhưng đây mới là thứ đem lại hàng tỷ USD cho McDonald's

29-03-2023 08:08|Quỳnh Châu

Ông chủ McDonald's từng khẳng định: “Chúng tôi không kinh doanh burger, chúng tôi kinh doanh bất động sản”.

Khi nhắc đến McDonald's, chúng ta thường nghĩ ngay đến các loại đồ ăn nhanh trứ danh của thương hiệu này như gà rán, hamburger… Tuy nhiên, có một sự thật không phải ai cũng biết là thương hiệu này làm giàu không nhờ kinh doanh đồ ăn nhanh mà là nhờ việc là một công ty… bất động sản có tiếng.

Chúng tôi không kinh doanh burger, chúng tôi kinh doanh bất động sản

McDonald's được phần lớn mọi người biết đến là một thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng của Mỹ. Do đó, câu khẳng định “Chúng tôi không kinh doanh burger, chúng tôi kinh doanh bất động sản” đã khiến hầu hết người nghe ngạc nhiên và khó tin đó là sự thật.

McDonald's được thành lập vào những năm 1940 bởi hai anh em Richard và Maurice McDonald tại California. Khởi đầu là một tiệm burger nhỏ có thể cung cấp thức ăn nhanh trong vài phút so với những nhà hàng phải đợi hàng tiếng đồng hồ. McDonald's đã thu hút được hàng ngàn khách hàng tại Mỹ.

burger-mcdonal-s.jpg

Tuy nhiên, khoảng 20 năm sau, McDonald's mới trở nên nổi tiếng là một thương hiệu nhượng quyền những năm 1960. Và sau hơn 80 năm, McDonald's đã có mặt tại gần 120 quốc gia và có khoảng 40.000 cửa hàng trên toàn thế giới.

Nhưng người đóng góp công sức lớn trong việc phát triển và xây dựng thương hiệu là Ray Knoc - người vẫn bị lầm tưởng ông là nhà sáng lập McDonald's. Năm 52 tuổi, Ray Knoc đã sáng suốt khi mua lại McDonald's với giá 2,7 triệu USD và chính thức trở thành ông chủ của McDonald's.

Trước khi có quyết định này, ông đã phát triển thương hiệu này một cách chóng mặt. Đã có những lúc hai anh em nhà McDonald's sợ hãi vì phát triển quá nhanh và muốn dừng lại.

Hiện nay, với số lượng hàng chục ngàn cửa hàng, có vị trí đắc địa, nguồn thu từ nhượng quyền thương hiệu này là rất lớn. Đặc biệt, các cửa hàng của McDonald's phần lớn có thể cung cấp dịch vụ Drive-thru. Dịch vụ này cho phép người mua ngồi ngay trong ô tô nhưng vẫn có thể mua được hàng hóa bằng cách lái xe quanh cửa hàng của họ. Vì vậy, lượng khác hàng và doanh thu từ thức ăn nhanh vẫn duy trì và tăng trưởng.

Chiến lược kinh doanh bất động sản dòng tiền kép

Dù nổi tiếng là thương hiệu thức ăn nhanh nhưng doanh thu chủ yếu của McDonald's lại là từ bất động sản. Việc này có liên quan mật thiết tới hoạt động nhượng quyền của McDonald's.

Tương tự như những chuỗi đồ ăn nhanh khác như Subway hay Burger King, McDonald’s mở rộng nhanh chóng nhờ chiến lược nhượng quyền thương hiệu thay vì tự mở các chi nhánh. Khoảng 85% số nhà hàng mang tên McDonald’s có chủ sở hữu là những người ký hợp đồng nhượng quyền, thuê tên thương hiệu với chuỗi đồ ăn nhanh này.

cua-hang-mcdonald.jpg

Nghe đến đây nhiều người sẽ lầm tưởng McDonald’s dựa chủ yếu vào việc thu phí bản quyền, nhượng quyền thương hiệu. Thế nhưng chiến lược của chuỗi đồ ăn nhanh này lại tinh vi hơn nhiều.

Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành bất động sản, các cửa hàng của McDonald’s đều sở hữu những vị trí đắc địa như góc hai mặt tiền hay trên những con đường lớn sầm uất. Hãng không chỉ đơn thuần việc thuê một mặt bằng để kinh doanh mà họ sẽ đàm phán để thuê mua dài hạn hoặc nhờ một đối tác tài chính đứng vào hỗ trợ để mua lại toàn bộ mặt bằng này.

Với uy tín của mình, McDonald’s dễ dàng vay được vốn từ ngân hàng. Như vậy họ chỉ cần bỏ ra 1/3 số tiền để mua lại bất động sản đó. 2/3 số tiền còn lại, ngân hàng hay các đối tác tài chính sẽ cho vay.

Số tiền lãi cộng với lợi nhuận hàng tháng sẽ được trả bằng chính dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của McDonald’s. Chỉ sau vài năm, McDonald’s dần trả hết nợ và sở hữu được những khu đất này. Với tính chất tăng giá theo thời gian của bất động sản, tổng giá trị của McDonald’s cũng tăng theo.

Đối với những chủ sở hữu nhượng quyền, họ sẽ buộc phải ký kết hợp đồng kinh doanh theo tiêu chuẩn của McDonald’s, qua đó trả phí nhượng quyền và tiền thuê đất theo hợp đồng. Bất cứ ông chủ nào muốn từ bỏ cuộc chơi cũng sẽ được McDonald’s loại trừ và tìm kiếm một đối tác mới.

Khi danh tiếng và tổng tài sản của McDonald’s đi lên, hãng sẽ nhận được những khoản vay ngày càng ưu đãi từ ngân hàng và cứ thế như một quả cầu tuyết, công ty liên tục mở rộng. Mô hình này thường được gọi là kinh doanh bất động sản dòng tiền kép.

Hằng năm, mô hình kinh doanh này đã mang lại cho McDonald's hàng tỷ USD. Chẳng hạn như năm 2019, khoảng 64% trong số 11,6 tỷ USD tiền nhượng quyền đến từ tiền thuê đất.

Rõ ràng, McDonald’s là một công ty kinh doanh bất động sản khi vay ngân hàng mua đất rồi cho thuê cố định với mức giá do họ đặt sẵn dưới danh tiếng nhượng quyền thương hiệu. Hãng hoàn toàn có thể tìm ông chủ mới sau khi hợp đồng nhượng quyền hết hạn hoặc đơn giản là bán khu đất đó đi.

Thậm chí trong cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, McDonald’s còn có cơ hội mua đất với giá rẻ hơn để kinh doanh và phát triển. Theo một thống kê năm 2017, công ty sở hữu khoảng 45% đất đai và 70% tòa nhà tại hơn 36.000 địa điểm của mình.

Bên cạnh đó, công ty con thuộc lĩnh vực bất động sản của McDonald's còn mua bán các bất động sản "hot" để kiếm lời. Đây là một trong những yếu tố khiến thương hiệu này tiếp tục mở rộng bất chấp suy thoái.

Sau nhiều năm khuấy đảo thị trường đồ ăn nhanh Việt Nam, McDonald’s bất ngờ thông báo dừng bán Burger

McDonald’s 6 năm liên tiếp đạt giải thưởng tin dùng Việt Nam

Sự sụp đổ của đế chế gà rán từng vượt mặt về số cửa hàng nhiều gấp 3 KFC, gấp 7 lần McDonald's chỉ do 1 sai lầm duy nhất

Ông lớn chuỗi đồ ăn Mỹ tấn công thị trường Trung Quốc

Bài thuộc chủ đề Dịch vụ, Bán lẻ
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/noi-tieng-voi-nhung-chiec-burger-nhung-day-moi-la-thu-dem-lai-hang-ty-usd-cho-mcdonals-175677.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Nổi tiếng với những chiếc Burger nhưng đây mới là thứ đem lại hàng tỷ USD cho McDonald's
POWERED BY ONECMS & INTECH