Nữ Đại tá là Anh hùng LLVTND đầu tiên của ngành tình báo, hoạt động bí mật hàng chục năm với nhiều chiến công lừng lẫy

05-05-2024 13:01|Hoàng Giang

Một trong những thành tích nổi bật của nữ Đại tá tình báo là điều tra hệ thống phòng ngự của quân Sài Gòn ở Nam vĩ tuyến 17 trong giai đoạn 1959 - 1960.

Nữ Đại tá, nhà tình báo nổi tiếng của Việt Nam

Anh hùng Đinh Thị Vân (1916-1995), tên thật Đinh Thị Mậu, sinh ra tại làng Đông An, tổng Cát Xuyên, huyện Giao Thủy, phủ Thiên Trường (nay là làng Đông An, xã Xuân Thành, huyện Xuân Trường), tỉnh Nam Định. Bố mất sớm, và bà cùng các anh em được ông nội là Đinh Mẫn Cấp nuôi nấng và dạy dỗ.

Anh hùng Đinh Thị Vân là một Đại tá Quân đội nhân dân và nhà tình báo nổi tiếng của Việt Nam (Ảnh: Vietnamnet)

Anh hùng Đinh Thị Vân là một Đại tá Quân đội nhân dân và nhà tình báo nổi tiếng của Việt Nam (Ảnh: Vietnamnet)

Bà là một Đại tá Quân đội nhân dân và nhà tình báo nổi tiếng của Việt Nam, được Chính phủ trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Nhiều năm đã trôi đi, bà vẫn ghi dấu trong lịch sử tình báo quốc phòng Việt Nam không chỉ bởi những thành tựu trong nhiệm vụ mà còn bởi sự hy sinh và kiên cường trong cuộc sống, đặc biệt là trong việc đối phó với tra tấn từ quân thù. Với tinh thần Bằng tinh thần không chịu khuất phục, bà đã khẳng định mình là một người cách mạng kiên trung, kiên cường.

Khi mới 17 tuổi, bà đã tham gia hoạt động cách mạng dưới sự cổ vũ của 2 người anh cùng cha khác mẹ là ông Đinh Lai Hạp và ông Đinh Thúc Dự (cả hai đều là đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương). Bà đã đảm nhận nhiều nhiệm vụ như giao thông liên lạc, bảo vệ tài liệu bí mật của Đảng và tham gia các tổ chức cách mạng như nhóm "Ái hữu tương tế", đồng thời nuôi giấu và bảo vệ các cán bộ cách mạng tại địa phương.

Trong quá trình này, bà đã gặp và kết hôn với một người đồng hương sau một thời gian quen biết. Từ đó, mọi người thường gọi bà theo tên chồng là Vân, tên đầy đủ là Đinh Thị Vân.

Vào tháng 8/1945, bà được giao trách nhiệm làm cán bộ Việt Minh tại huyện Xuân Trường, tích cực tham gia vào việc kêu gọi dân chúng tham gia vào tổng khởi nghĩa ở hai huyện Xuân Trường và Giao Thủy. Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, bà tiếp tục đóng góp vào công tác xây dựng chính quyền mới tại huyện Xuân Trường.

Nữ anh hùng Đinh Thị Vân sau ngày đất nước vừa thống nhất (Ảnh: Vietnamnet)

Nữ anh hùng Đinh Thị Vân sau ngày đất nước vừa thống nhất (Ảnh: Vietnamnet)

Vào ngày 30/6/1946, Đinh Thị Vân trở thành thành viên của Đảng Cộng sản Đông Dương và đảm nhận các vị trí quan trọng như Ủy viên Huyện ủy huyện Xuân Trường, Ủy viên Ban Thường vụ Phụ nữ Cứu quốc tỉnh Nam Định, và Hội trưởng Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Nam Định (từ 1951-1953).

Mạng lưới tình báo mà bà xây dựng đã cung cấp cho quân đội nhiều thông tin quan trọng, góp phần vào thành công của ngành tình báo. Một trong những thành tích nổi bật của bà là việc điều tra tỉ mỉ hệ thống phòng ngự của quân Sài Gòn ở Nam vĩ tuyến 17 trong giai đoạn 1959 - 1960.

Trong thời điểm này, ta bắt đầu mở con đường Trường Sơn tiến về miền Nam, thông tin về hệ thống phòng ngự của quân Sài Gòn ở Nam vĩ tuyến 17 trở nên cực kỳ quan trọng. Nhiệm vụ này đã được giao cho bà Đinh Thị Vân.

>> Người được ví như 'Bao Công của VN': Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, được Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét 'là người của công lý, của lẽ phải'

Lấy vợ mới cho chồng để tiếp tục hoạt động bí mật

Có một câu chuyện của bà khiến nhiều người vô cùng khâm phục trước sự kiên cường của người phụ nữ Việt Nam. Đó là bà đã tìm vợ mới cho chồng để bà tiếp tục hoạt động cách mạng.

Tháng 10/1954, bà nhận được một lệnh bí mật để tiếp tục hoạt động ở miền Nam. Để bảo vệ bản thân và phù hợp với nhiệm vụ, bà đã giả vờ là một người buôn bán di cư vào Nam để kiếm sống, kêu gọi một số người mà bà tin tưởng, những người có vị trí trong chính quyền hoặc quân đội Pháp, để họ hỗ trợ và cung cấp thông tin cho bà.

Để hỗ trợ cho kế hoạch của bà, cấp trên đã quyết định công bố: “Đinh Thị Vân đã phản Đảng, bỏ nhiệm vụ chạy trốn vào Nam. Tuyên án tử hình vắng mặt”. Tuyên bố này được lan truyền nhanh chóng, khiến cho bạn bè, đồng nghiệp, người thân và người dân ở quê hương của bà đều bàng hoàng.

Bằng cách này, bà Đinh Thị Vân đã tiếp tục nhiệm vụ của mình ở miền Nam, đồng thời phải hy sinh hạnh phúc cá nhân và tìm một phụ nữ để thay thế mình làm vợ của chồng, nhằm tránh xa ánh mắt nghi ngờ và đảm bảo an toàn cho nhiệm vụ của mình. Điều này cũng giúp tránh xa lời đàm tiếu và nghi ngờ về chồng bà là người đàn ông có vợ phản bội.

Bà Đinh Thị Vân (giữa) trong lễ tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 1970 (Ảnh: Vietnamnet)

Bà Đinh Thị Vân (giữa) trong lễ tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 1970 (Ảnh: Vietnamnet)

Bởi một sơ suất của một cơ sở trong mạng lưới, bà Vân đã bị địch nghi ngờ và bắt giữ. Mặc dù chúng đã sử dụng mọi cách thức tra tấn dã man, nhưng không thể lấy được bất kỳ thông tin gì từ bà. Cuối cùng, bà bị đưa vào biệt giam ở Vân Đồn, sau đó là trại Lê Văn Duyệt và Sở Thú.

Sau 5 năm chịu đựng cảnh tù đày khắc nghiệt, bà đã trải qua nhiều hình thức tra tấn tàn ác về thể xác và đe dọa tinh thần. Tuy nhiên, với lòng kiên cường của một người cộng sản, bà đã vượt qua mọi khó khăn, trung thành tuyệt đối với Đảng và cách mạng. Bằng cách này, bà đã bảo vệ mạng lưới tình báo do mình phụ trách và tiếp tục hoạt động.

Ngoài ra, Đinh Thị Vân và mạng lưới tình báo của bà đã có nhiều chiến công khác như:

  • Cung cấp thông tin kịp thời về việc Mỹ sẽ triển khai quân đội vào Nam Việt Nam sau khi chiến lược Chiến tranh đặc biệt thất bại.
  • Dự đoán trước kế hoạch của cuộc hành quân Junction City, giúp quân ta chủ động đối phó, kiến âm mưu của địch thất bại.
  • Bà Đinh Thị Vân đã dẫn dắt nhiều thế hệ tình báo và không quân Việt Nam.

Nhờ những thành tựu to lớn này, bà Đinh Thị Vân đã được nhà nước Việt Nam trao tặng nhiều danh hiệu cao quý như Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân vào năm 1970, bà cũng là đầu tiên của ngành tình báo được trao tặng danh hiệu này; 2 Huân chương Độc lập hạng Nhì; Huân chương Kháng chiến hạng Nhất; Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Quân kỳ Quyết thắng...

Tham khảo:

- Nữ tình báo nổi tiếng Việt Nam với những chiến công lớn - người vẽ bản đồ phòng ngự Nam vĩ tuyến 17 - Báo Dân Việt

- Đinh Thị Vân - Wikipedia

- Nữ tình báo lấy vợ mới cho chồng, hàng chục năm hoạt động bí mật - Vietnamnet

>> Người anh hùng LLVTND không thể thấy ánh sáng nhưng 14 năm ròng vượt dãy Trường Sơn, vận chuyển 120 tấn vũ khí và 62 tấn lương thực phục vụ kháng chiến chống Mỹ

Người Anh hùng đào đường hầm trên đồi A1, góp phần làm nên kỳ tích vận chuyển các khối bộc phá gần 1 tấn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Vị Trung tướng, Anh hùng LLVTND làm nên 'cú lừa' ngoạn mục trong Chiến dịch Tây Nguyên, 92 tuổi được công nhận là Công dân Thủ đô ưu tú

Nhà tình báo bí ẩn nhất Việt Nam với những điệp vụ siêu hạng: 24 năm liều mình giữa sào huyệt địch, là người thầy, cố vấn đắc lực của tướng Nguyễn Chí Vịnh

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/nu-dai-ta-la-anh-hung-llvtnd-dau-tien-cua-nganh-tinh-bao-hoat-dong-bi-mat-hang-chuc-nam-voi-nhieu-chien-cong-lung-lay-d121915.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Nữ Đại tá là Anh hùng LLVTND đầu tiên của ngành tình báo, hoạt động bí mật hàng chục năm với nhiều chiến công lừng lẫy
POWERED BY ONECMS & INTECH