Ông cụ nông dân đem 'báu vật' đào được mài thành dao thái rau, 5 năm sau tiếc đứt ruột khi biết giá trị thật lên đến 3,3 tỷ
Lão nông tiếc đứt ruột khi đem 'thanh sắt gỉ 3 tỷ đồng' về mài thành dao làm bếp.
Năm 2015, một báo cáo về việc phá hủy cổ vật đã gây sốc trong cộng đồng tại Trung Quốc, khiến giới “mê đồ cổ” phải xót xa và tiếc nuối.
Theo Sohu, sự việc thực tế đã diễn ra cách đây 5 năm trước đó. Cụ thể vào năm 2010, một ông cụ hơn 60 tuổi tên là Dịch Thủ Tường, sống tại thị trấn Cao Quang, huyện Thành Khẩu, thành phố Trùng Khánh, đang làm việc trên cánh đồng thì nghe tiếng kim loại va vào nhau. Ông đã ngừng công việc để xem và phát hiện một thanh sắt gỉ nằm sâu trong đất.
Sau khi nhặt lên và làm sạch lớp bụi trên bề mặt, lão Dịch tỏ ra ngạc nhiên khi phát hiện rằng nó giống như một thanh kiếm cổ và đồng thời không có nắp đầu. Khi đó, lão tin rằng đồ vật này có thể tái sử dụng nên ông đã mang nó về nhà.
Tin tức về việc ông cụ họ Dịch tìm thấy thanh kiếm nhanh chóng truyền khắp vùng. Người dân trong làng đến nhà ông để xem "báu vật" này. Vì thanh kiếm này đã bị mòn theo thời gian, nhiều người đã nghĩ rằng nó có thể là thanh kiếm của một võ sư nổi tiếng trong lịch sử và đã khuyên lão Dịch nên xác định lại nó để biết về nguồn gốc.
Tuy nhiên lão Dịch này lại chẳng mảy may quan tâm đến lời dân làng nói mà quên thanh kiếm đi. Chỉ sau khi bị hàng xóm nhiều lần thúc giục, ông cụ mới quyết định mang thanh kiếm đến bảo tàng để kiểm tra.
Theo nhận định ban đầu của các chuyên gia, thanh kiếm cổ này có nguồn gốc từ thời nhà Thanh. Tuy nhiên, do đã rất cũ và bị mòn, một số chi tiết trên thanh kiếm đã mất đi nên chúng khó xác định được nguồn gốc và giá trị chính xác. Tuy vậy, họ đã khuyên ông Dịch nên giao lại nó cho nhà nước để nghiên cứu và bảo tồn.
Tuy nhiên, một người nông dân không có am hiểu về cổ vật lịch sử như lão nông dân họ Dịch đã hiểu nhầm ý của các chuyên gia và không muốn trả lại nó. Ông thậm chí sử dụng thanh kiếm cổ này làm dao thái rau trong nhà bếp của mình.
Rồi sau đó một thời gian, khi lớp gỉ ngoài cùng được tẩy sạch, chữ và hoa văn trên thanh kiếm mới dần lộ ra. Lão Dịch tò mò vì những dòng chữ kỳ lạ nên đã nhờ một số người trong làng biết về văn tự cổ xem xét. Họ phát hiện rằng các chữ trên thanh kiếm nói về "Thanh Long Kiếm", một thanh kiếm nổi tiếng trong thời nhà Thanh. Nói chung, lai lịch của món đồ này cũng không phải tầm thường.
Đáng tiếc, việc lão Dịch tự mài đá làm mất điều quý báu này. Chữ và hoa văn trên thanh kiếm đã bị hỏng nặng và nó thực sự đã trở thành một con dao thường dùng trong nhà bếp.
Đến năm 2015, tức là 5 năm sau sự việc đó, câu chuyện về ông Dịch tìm thấy thanh kiếm và biến nó thành con dao trong nhà đã lan truyền. Các chuyên gia được báo cáo nhưng khi đó đã quá muộn. Thanh Long Kiếm một thời trở thành một con dao cũ bị bỏ xó bếp. Khi các chuyên gia xác nhận giá trị của con dao này là khoảng 1 triệu NDT (hơn 3,3 tỷ đồng), lão Dịch chỉ còn biết thở dài và hối hận: "Ai có thể biết được giá trị của nó chứ!".
Mặc dù Thanh kiếm cổ không có giá trị tương đương với những hiện vật cổ học khác, nhưng nó vẫn là một di vật văn hóa có giá trị với lịch sử và thời đại. Nếu nó được phát hiện kịp thời, nó có thể được trưng bày tại viện bảo tàng thay vì bị lãng quên trong nhà bếp. Thực sự là rất tiếc nuối khi một hiện vật có giá trị lại bị phá hủy như vậy.
Trên thực tế, đây không phải là một câu chuyện của một người cụ thể mà là câu chuyện của tất cả chúng ta - thế hệ kế tiếp sau những lịch sử lâu đời. Mỗi quốc gia sau hàng ngàn năm lịch sử vẫn còn rất nhiều hiện vật cổ học và di sản văn hóa trôi nổi mà chúng ta chưa khám phá. Khi chúng ta tìm thấy những thứ đó nhưng không chắc chắn, hãy báo cáo cho các chuyên gia, cơ quan liên quan để giúp xác định nguồn gốc và giá trị của chúng. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể bảo tồn và gìn giữ những giá trị của di sản văn hóa này.
Theo Sohu.
3 phẩm chất khiến Lưu Bang và Chu Nguyên Chương dù tàn độc nhưng vẫn trở thành hoàng đế
Vì sao ngân hàng thừa tiền nhưng nông dân vẫn khó vay?
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Áp thuế GTGT phân bón 5%, nông dân được hưởng lợi!