Sau khi đăng tải, bài viết của Fernandes đã thu hút luồng tranh luận trái chiều từ người dùng mạng xã hội.
Hầu như mọi người đều nghĩ rằng việc một CEO hãng hàng không đình đám châu Á bất đắc dĩ phải đi trên chuyến bay của hãng hàng không đối thủ sẽ không phải là điều đáng để tự hào, khoe mẽ trên mạng xã hội. Tuy nhiên, CEO AirAsia Tony Fernandes lại không hề nghĩ như vậy.
Ông cho biết bản thân phải di chuyển trên chuyến bay của hãng hàng không Singapore Airlines vì toàn bộ vé máy bay của AirAsia đã được bán hết.
Giám đốc điều hành của AirAsia Tony Fernandes lên chuyến bay của Singapore Airlines. |
Trên bài đăng Instragram vào ngày 6/12, Fernandes hào hứng chia sẻ: "Không có chỗ trên @flyairasia trong ba chuyến bay gần nhất nên phải di chuyển bằng @singaporeair". Dựa trên những bức ảnh được vị CEO đăng tải, theo góc nhìn từ vị trí ngồi của ông, nhiều người nhận định rằng đó là hạng ghế phổ thông.
Theo góc nhìn từ vị trí ngồi của ông, nhiều người nhận định rằng đó là hạng ghế phổ thông. |
Được biết, một chuyến bay khứ hồi hạng phổ thông giữa Kuala Lumpur, nơi đặt trụ sở chính của AirAsia và Singapore, có giá khoảng 70 USD nếu di chuyển bằng AirAsia. Các chuyến bay tương tự với Singapore Airlines thường có mức giá cao hơn từ 60 USD đến 130 USD.
Sau khi đăng tải, bài viết của Fernandes đã thu hút được sự khen ngợi từ một số người dùng.
“Thật là sảng khoái khi thấy CEO của một hãng hàng không tư nhân tôn trọng việc đặt chỗ của khách hàng và không lợi dụng chức vụ của mình để xáo trộn chuyến bay, ảnh hưởng tới hành khách xung quanh", một người dùng bình luận.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng tình với quan điểm của Fernandes. Một vài người châm biếm chất lượng dịch vụ của hãng hàng không giá rẻ tệ đến mức ngay cả CEO công ty cũng không muốn sử dụng.
Trước đây, CEO AirAsia từng là tâm điểm chỉ trích khi công khai một bức ảnh ông cởi trần và đang được mát-xa tại ngay trụ sở công ty. “Tôi yêu văn hóa Indonesia và AirAsia, nơi tôi có thể vừa mát-xa vừa tham gia một cuộc họp với ban quản lý", ông cho biết.
Ngay sau đó, bài đăng đã bị xóa, tuy nhiên làn sóng tranh cãi về việc liệu hành động của vị lãnh đạo có phù hợp với môi trường làm việc chuyên nghiệp và gây ảnh hưởng xấu đến đồng nghiệp hay không.
Tony Fernandes lên nắm quyền điều hành AirAsia vào năm 2001, sau khi hoàn tất mua lại hãng hàng không đang thất bại này từ tay Chính phủ Malaysia.
Với khởi đầu chỉ có 2 máy bay và 200 nhân viên, giờ đây, AirAsia đã phát triển thành hãng hàng không lớn thứ tư ở châu Á, với hơn 200 máy bay và 21.000 nhân viên trên khắp Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines. Hãng đã cung cấp chuyến bay cho hơn 600 triệu hành khách đến hơn 160 điểm đến trong mạng lưới của mình.
Nhưng khi đại dịch Covid-19 bùng phát, tương tự nhiều hãng hàng không khác, AirAsia đối mặt với những thách thức chưa từng có, hoạt động kinh doanh tại Nhật Bản và Thái Lan của họ đã phải phá sản.
Suốt hơn 14 năm qua, AirAsia được trang đánh giá hàng không SkyTrax vinh danh là hãng hàng không giá rẻ tốt nhất thế giới.
>> Chuyện nhà sư hồi sinh hãng hàng không Nhật Bản từ vực phá sản lên hàng đầu thế giới