Vĩ mô

PGS. TS. Phạm Thế Anh: “Kinh tế Việt Nam 2024 có thể đối mặt với những vấn đề không lường trước được”

Khúc Văn 13/02/2024 - 09:42

PGS. TS. Phạm Thế Anh, Trưởng khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế quốc dân, cũng cho rằng nền kinh tế năm 2024 có thể đối mặt với những vấn đề không thể lường trước được, có thể xảy ra bất ngờ.

Việt Nam có thể đối mặt với những vấn đề không thể lường trước được

Bình luận về các yếu tố vĩ mô tác động tới tăng trưởng của Việt Nam trong 2024, chuyên gia Võ Trí Thành cho rằng 2024 vẫn được coi là một năm khó khăn.

Theo đó, ông Thành khẳng định câu chuyện cốt lõi là những thách thức từ bên ngoài, sự bất ổn, bất định, khó lường và ngày càng theo chiều hướng không mấy tích cực.

Thấy rõ là vấn đề địa chính trị còn phức tạp bên cạnh đó là những bất trắc của câu chuyện thời tiết cực đoan. Điều được hy vọng có thể tốt hơn là khả năng suy thoái của các nền kinh tế, các đối tác lớn của Việt Nam có xác suất thấp đi.

“Áp lực lên lạm phát, lãi suất, tỷ giá giảm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Việt Nam xử lý các vấn đề tài chính tiền tệ cũng như có chính sách hỗ trợ cho quá trình phục hồi kinh tế, linh hoạt hơn, tốt hơn. Trong nước, vẫn là những câu chuyện mà chúng ta đã nỗ lực làm, cần xử lý bằng được các vấn đề tài chính tiền tệ gắn với bất động sản”, TS. Thành cho biết.

>>Năm Giáp Thìn: Toàn cầu trở lại quỹ đạo, kinh tế Việt Nam sẽ bứt phá

PGS. TS. Phạm Thế Anh, Trưởng khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế quốc dân, cũng cho rằng nền kinh tế năm 2024 có thể đối mặt với những vấn đề không thể lường trước được, có thể xảy ra bất ngờ.

Về các yếu tố được kỳ vọng sẽ tạo ra động lực cho năm sau, ông Thế Anh chỉ ra 3 yếu tố.

Đầu tiên, đó là sự hồi phục của thị trường thế giới liên quan đến thương mại quốc tế, đơn hàng xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng trở lại trong năm 2024. Với khu vực đầu tư nước ngoài, từ những tín hiệu tích cực của xuất khẩu Việt Nam có thể kéo theo đầu tư nước ngoài để hướng ra thị trường xuất khẩu.

Một điều nữa là thị trường trong nước sẽ hồi phục. Đối với thị trường bất động sản, cần tập trung vào các phân khúc phù hợp với túi tiền của người dân, cùng với sự trợ giúp của Nhà nước trong việc gỡ bỏ những vướng mắc, rào cản trong thủ tục hành chính giúp nguồn cung dự án tăng lên. Điều này có thể giúp khu vực đầu tư tư nhân hồi phục một phần.

Yếu tố thứ ba là đầu tư công của Việt Nam sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong năm 2024 nhằm gỡ khó cho nền kinh tế. Tiêu dùng có thể hồi phục nhẹ một chút so với năm nay.

Bên cạnh những yếu tố tích cực đó, nền kinh tế Việt Nam cũng đứng trước nhiều thách thức. Theo ông Phạm Thế Anh, trong nước môi trường lạm phát, nếu không kiểm soát tốt lãi suất, tín dụng để tăng trưởng nóng sẽ xảy ra những rủi ro bong bóng tại thị trường này. Việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng trong thời gian vừa qua nếu không tốt có thể trở thành những rào cản đối với môi trường kinh doanh trong nước và cản trở đầu tư của khu vực tư nhân. Với bên ngoài, những rủi ro địa chính trị, xung đột giữa các nước và thời tiết, thiên tai có thể đẩy chi phí các nguyên vật liệu cơ bản trên thế giới tăng cao. Điều này sẽ gây khó khăn cho sản xuất ở trong nước.

Do đó, ông Thế Anh đánh giá đánh giá rằng mục tiêu tăng trưởng 6,5% tiếp tục là một thách thức với Chính phủ trong năm 2024. “Nếu các con số thống kê đáng tin cậy thì việc đạt được mức tăng trưởng đó là một điều cực kỳ thách thức”, ông nói.

Trong năm 2024, các tổ chức lớn trên thế giới dự báo rằng tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ thấp hơn so với năm 2023. “Tôi cũng đồng tình với nhận định đó và chúng ta khó có thể kỳ vọng vào sự đột biến, đột phá đối với các nguồn lực từ bên ngoài tới thương mại quốc tế”, ông Phạm Thế Anh nhìn nhận.

>>2024: Năm của Việt Nam

Ở trong nước, các thị trường vẫn tương đối khó khăn đặc biệt là liên quan đến lĩnh vực bất động sản, xây dựng và các ngành nghề liên quan đang gặp nhiều khó khăn. Sự khó khăn của thị trường bất động sản có thể kéo dài nhiều năm nữa, nhất là các phân khúc không đáp ứng nhu cầu ở thực của người dân. Trong khi đó, nhu cầu ở thực của người dân lại gặp vướng mắc rất nhiều, nguồn cung hạn hẹp, giá tăng cao. Do vậy, nếu không phát triển được những phân khúc phù hợp với thị trường thì rất khó hồi phục.

Tăng trưởng đến từ hỗ trợ xử lý các vấn đề tài chính

Để đạt được kết quả tăng trưởng cao nhất trong năm 2024, theo các chuyên gia, phải làm sao ổn định được an toàn hệ thống cho vận hành trôi chảy trong quá trình hỗ trợ tăng trưởng và thực hiện tốt hơn các chính sách cho năm 2024 trong kích cầu, hỗ trợ doanh nghiệp, tận dụng tốt nhất những nền tảng pháp lý, thể chế đang nỗ lực cải cách, quan hệ với bên ngoài để không chỉ xuất khẩu mà còn là thu hút đầu tư.

Tất cả những điều đó tạo dựng dần niềm tin cho thị trường, cho nhà đầu tư. “Niềm tin là điều quan trọng nhất để các chính sách đi vào thực tế. Cùng với đó là tính quyết liệt của bộ máy chính trị. Chính sách có thể chưa hoàn hảo, thực hiện chưa được như mong muốn nhưng cho thấy sự nỗ lực. Những dấu ấn tích cực vừa qua trong chuyển động đầu tư công tuy chưa được như mong muốn nhưng khá tích cực” TS. Võ Trí Thành cho hay.

Theo ông Thành, động lực tăng trưởng của năm tới sẽ đến từ việc hỗ trợ xử lý các vấn đề của thị trường tài chính và đặt ra các chính sách để tận dụng tốt hơn nền tảng.

“Không phải ngẫu nhiên mà dự báo năm 2024 khác nhau. Tăng trưởng Việt Nam có thể chưa phải quá cao nhưng tất cả các dự báo đều cho rằng Việt Nam sẽ tăng trưởng tốt hơn năm 2023. Năm 2024 nhiều dự báo cho rằng có thể là 5,5 – 5,7% hoặc có thể tốt hơn”, ông Thành nói.

>>Kinh tế Việt Nam 2024: Hướng tới đỉnh cao hơn

Kinh tế Việt Nam 2024: Động lực bứt phá từ 5 'quả ngọt' 2023

Kinh tế Việt Nam 2024: Hướng tới đỉnh cao hơn

Cần hơn 870 tỷ đồng để phát triển lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/pgs-ts-pham-the-anh-kinh-te-viet-nam-2024-co-the-doi-mat-voi-nhung-van-de-khong-luong-truoc-duoc-222793.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
PGS. TS. Phạm Thế Anh: “Kinh tế Việt Nam 2024 có thể đối mặt với những vấn đề không lường trước được”
POWERED BY ONECMS & INTECH