Phân khúc nào đang chiếm lĩnh thị trường phía Tây Hà Nội?
Liên tục thiết lập mặt bằng giá mới, phân khúc này đang "tăng nhiệt" tại thị trường bất động sản phía Tây của Thủ đô Hà Nội với nhiều dấu hiệu "bứt phá" mạnh mẽ.
BĐS phía Tây Hà Nội sôi động
Ghi nhận của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), trong vòng 3 năm trở lại đây (từ năm 2021 đến nay), tốc độ tăng giá của bất động sản (BĐS) phía Tây Hà Nội cao hơn so với các khu vực khác trung bình từ 7-15%.
Ngoài ra, theo báo cáo thị trường BĐS năm 2022 và 2023 của VARS cũng đã ghi nhận nhiều quý liên tiếp, căn hộ phía Tây Hà Nội hiện đã áp đảo về nguồn cung và giao dịch.
Trong quý III/2023, số căn hộ mở bán mới ở phía Tây chiếm gần 62% tổng nguồn cung, trong khi đó, từ quý IV/2023 đến hết quý II/2024, phía Tây Hà Nội tiếp tục là khu vực BĐS sôi động bậc nhất tại Hà Nội.
Phân khúc thấp tầng bám theo các trục Vành đai 3,5 và Vành đai 4 liên tục thiết lập mặt bằng giá mới.
>> TS. Cấn Văn Lực: 24 năm làm việc, cả đời công chức chỉ mua nổi một căn nhà
Theo khảo sát thực tế, giá biệt thự liền kề tại Hoài Đức, Đan Phượng, Hà Đông tăng 30-40% so với cách đây hơn một năm.
Nhiều dự án thấp tầng tại đây đã chạm ngưỡng 300 triệu đồng/m2, theo WTO.
Đối với một số khu vực tiềm năng với lương môi giới hoạt động mạnh, lượng khách quan tâm tăng vọt đã xuất hiện tình trạng "sốt giá cục bộ".
Trên thực tế, mức tăng ở phân khúc thấp tầng phía Tây hiện đang mạnh hơn so với khu vực khác từ 5-10%.
Theo nhận định của nhiều môi giới, không có ít nhất 30 tỷ đồng trong tay thì rất khó để có thể tìm kiếm các sản phẩm tiềm năng ở khu vực này.
Vì đâu BĐS phía Tây Hà Nội "tăng nhiệt"?
Lý giải về sự sôi động bậc nhất Thủ đô của BĐS khu Tây, các chuyên gia cho rằng có 2 nguyên nhân chính.
Theo bà Đỗ Cẩm Nhung - chủ một văn phòng môi giới bất động sản tại Hà Nội, yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản khu vực phía Tây chính là sự đột phá trong quy hoạch và hạ tầng.
Sự phát triển của hạ tầng và định hướng quy hoạch:
"Theo định hướng đến năm 2050, khu vực phía Tây sẽ nổi bật với sự hình thành hai thành phố trực thuộc: Thành phố Khoa học và Đào tạo Hòa Lạc, cùng Thành phố Du lịch tại khu vực Sơn Tây - Ba Vì. Sự phát triển vượt bậc của hạ tầng khu vực này trong 10 năm qua và 10 năm tới đã và sẽ tiếp tục tạo nên cực tăng trưởng mạnh mẽ cho thị trường BĐS phía Tây", bà Nhung chia sẻ.
Hơn nữa, theo "Đồ án Quy hoạch lớn đến năm 2030 và tầm nhìn 2050", Hà Nội sẽ chuyển từ mô hình đô thị đơn tâm sang đa trung tâm, tương tự các thành phố lớn trên thế giới. Đây là xu hướng tất yếu nhằm phát huy tối đa tiềm năng phát triển của từng khu vực.
Định hướng đô thị hóa và lực đẩy từ khu vực phía Tây:
Cụ thể, Hà Nội sẽ phát triển theo mô hình 5 vùng đô thị, bao gồm một đô thị trung tâm và bốn thành phố vệ tinh. Trong đó, riêng khu vực phía Tây được quy hoạch với hai thành phố mới, trở thành động lực phát triển quan trọng, tạo lực đẩy mạnh mẽ cho thị trường bất động sản khu vực này trong tương lai gần.
Bà Nhung khẳng định: "Việc định hướng phát triển đồng bộ hạ tầng và quy hoạch đã tạo ra nền tảng bền vững để khu vực phía Tây Hà Nội trở thành cực tăng trưởng mới, không chỉ trong hiện tại mà còn kéo dài trong nhiều thập kỷ tới".
Trong khi đó, bà Đỗ Thu Hằng - Giám đốc cấp cao Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn Savills Hà Nội nhận định rằng nguyên nhân quan trọng khiến giá chuyển nhượng biệt thự liền kề tại khu vực phía Tây Hà Nội tiếp tục leo thang từ nay đến cuối năm 2024 là do nguồn cung mới hạn chế, trong khi mặt bằng giá sơ cấp đã ở mức cao.
Nguồn cung hạn chế và xu hướng tăng giá:
Cụ thể, nguồn cung sơ cấp trong quý II chỉ đạt hơn 600 căn, giảm 9% theo quý và 24% theo năm. Sự khan hiếm nguồn cung đã khiến giá bán biệt thự và liền kề tăng từ 2-9%, với mức giá trung bình lần lượt đạt 188 triệu đồng/m2 và 178 triệu đồng/m2.
"Thị trường bất động sản đang thiếu hụt các sản phẩm đầu tư trong bối cảnh lãi suất duy trì ở mức thấp trong thời gian dài. Điều này đã thúc đẩy các nhà đầu tư chuyển hướng sang biệt thự và liền kề. Với nguồn cung khan hiếm, phân khúc này đang trở nên sôi động hơn so với trước đây. Nhiều dự án mở bán đạt thanh khoản rất khả quan, thu hút nguồn cầu sẵn có trên thị trường", bà Hằng chia sẻ.
Sức hút từ các dự án tại khu Tây Hà Nội:
Không chỉ dừng lại ở nguồn cung hạn chế, bất động sản phía Tây còn hấp dẫn bởi sự xuất hiện của các nhà phát triển lớn với hàng loạt dự án đô thị thông minh và công trình mang tính biểu tượng với các loại hình nhà phố thương mại, nhà vườn, biệt thự đơn lập, biệt thự song lập, tích hợp cùng hệ thống tiện ích đẳng cấp cùng các khu vui chơi giải trí cao cấp đan xen công viên trung tâm, công viên nội khu, cảnh quan xanh mát... đem đến cho cư dân những phút giây thư giãn bình yên, tái tạo năng lượng sau thời gian làm việc mệt mỏi.
>> Mở bán sớm hơn dự kiến, phân khúc này sẽ chiếm lĩnh thị trường BĐS trong năm 2025
Tập đoàn Sơn Hải đề xuất khai thác khoảng 70km tuyến cao tốc gần 12.000 tỷ đồng
Dòng sông biểu tượng của xứ Huế sắp có đường đi bộ gần 2km trị giá hơn 200 tỷ đồng