Sức khoẻ

Phát hiện cách ăn cơm giúp giảm lượng đường trong máu

Thanh Hoa 11/10/2023 00:08

Không nhất thiết phải thay thế món cơm quen thuộc nhưng phải kiểm soát khẩu phần, bổ sung thêm chất đạm và tập thể dục, tiến sĩ V Mohan, Giám đốc bộ phận Nghiên cứu bệnh tiểu đường tại Quỹ nghiên cứu bệnh tiểu đường Madras (Ấn Độ) cho biết.

Một bài báo trên tờ Indian Express đã tiết lộ kết quả bất ngờ sau khi tiến hành rất nhiều nghiên cứu về đề tài cơm hay lúa mì có phải là những tác nhân gây ra bệnh tiểu đường loại 2 hay không.

Cuối cùng, kết luận được đưa ra là nếu ăn với số lượng hạn chế thì các chất tinh bột nói trên hoàn toàn không gây hại với người bị bệnh tiểu đường, tiến sĩ V Mohan cho biết. Ngoài ra, nếu con người thường xuyên hoạt động thể chất đầy đủ, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ giảm đi rất nhiều bất kể họ có nạp đều đặn gạo và lúa mì mỗi ngày.

Empty

Mối liên hệ thực sự giữa cơm và bệnh tiểu đường

Theo Indian Express, những người không mắc bệnh tiểu đường nhưng ăn nhiều cơm hơn trong suốt 15 năm, có nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn những người ăn ít cơm hơn.

Đó là kết quả được đưa ra sau khi các nhà nghiên cứu tiến hành một nghiên cứu với dữ liệu thực tế, chính xác, bao gồm khoảng 135.000 người được theo dõi trong 15 năm từ 20 quốc gia ở 5 châu lục.

Chưa dừng lại, các nhà nghiên cứu còn đi sâu hơn vào vấn đề này khi thay thế khẩu phần ăn mỗi ngày từ cơm trắng chuyển thành cơm gạo lứt. Thực tế như sau: Những người thừa cân và có dấu hiệu của hội chứng chuyển hóa (bao gồm béo phì, tăng huyết áp, tăng đường huyết và tăng mỡ máu, thường liên quan đến tình trạng kháng insulin), ăn cơm gạo lứt thay cơm trắng đã giảm phản ứng đường huyết trong suốt thời gian 24h.

Empty

Phương pháp ăn cơm tốt nhất để giảm lượng đường trong máu

Các nhà nghiên cứu tiết lộ, hiệu quả giảm lượng đường trong máu khi ăn cơm gạo lứt sẽ tối ưu hơn khi kết hợp với một số loại đậu hoặc đạm thực vật. Do đó, tờ Indian Express kết luận, nếu ăn cơm gạo trắng còn cám hoặc gạo lứt, kết hợp với đạm thực vật, thì chế độ ăn uống có thể trở nên lành mạnh.

Lý do là bởi chỉ số đường huyết của gạo trắng cao hơn so với gạo lứt, carb trong gạo trắng được chuyển thành đường trong máu nhanh hơn so với gạo lứt. Đó cũng chính là nguyên nhân vì sao gạo trắng dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, béo phì, huyết áp và bệnh tim cao hơn.

Công thức hoàn hảo nhất để ăn cơm đối với người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường là bổ sung đạm song song vào mỗi bữa ăn. Bởi vì, chất đạm tạo cảm giác no và cần thời gian để tiêu hóa, từ đó làm chậm toàn bộ quá trình tiêu hóa và tránh làm lượng đường trong máu tăng vọt.

Dưới đây là công thức một khẩu phần ăn cho người lo sợ mắc bệnh tiểu đường nhưng không muốn cắt bỏ cơm trong mỗi bữa ăn:

+ ½ đĩa là rau lá xanh không chứa tinh bột

+ ¼ đĩa là đạm, tốt nhất là đạm thực vật như các loại đậu

+ ¼ là cơm (gạo trắng còn cám hoặc gạo lứt).

Nhưng điều quan trọng cần lưu ý là, dù ăn theo công thức nào thì việc kết hợp vận động, thể dục thể thao để giảm lượng mỡ trong cơ thể vẫn là một tiêu chí đi kèm không thể thiếu, Indian Express nhấn mạnh.

WHO cảnh báo: 3 thực phẩm chứa chất gây ung thư cấp độ 1, nhưng lại thường xuyên xuất hiện trong bếp của nhiều gia đình

Bất ngờ 5 thói quen tưởng vô hại nhưng có thể kéo lượng đường trong máu tăng đột biến, người mắc tiểu đường tuyệt đối không chủ quan

Bỏ ngay 7 thói quen xấu này nếu không muốn đường trong máu tăng vọt

5 món ăn nhẹ vào buổi đêm giúp kiểm soát lượng đường trong máu

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/phat-hien-phuong-phap-an-com-giup-giam-luong-duong-trong-mau-d109659.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Phát hiện cách ăn cơm giúp giảm lượng đường trong máu
POWERED BY ONECMS & INTECH