Xã hội

Phát hiện khu rừng hóa thạch 40.000 năm tuổi sau khi bão lớn càn quét

Khả Vy 10/10/2024 23:29

Một khu rừng hóa thạch cổ đại đã lộ diện trên bãi biển sau cơn bão lớn thu hút nhiều tranh luận về nguồn gốc và giá trị lịch sử của nó.

Ngày 8/10, Cơ quan Công viên và Động vật hoang dã Tasmania (PWS), Australia đã chia sẻ những bức ảnh về một khu rừng cổ đại xuất hiện sau trận bão gần đây tại bãi biển Badger trong Vườn quốc gia Narawntapu, theo thông tin từ Interesting Engineering. Mặc dù sự kiện này rất hiếm gặp và thủy triều sẽ nhanh chóng chôn vùi khu rừng dưới lớp cát, nhưng cảnh tượng vẫn thu hút nhiều sự quan tâm về loại cây trong rừng và chúng thuộc dạng hóa thạch nào.

Tàn tích của khu rừng cổ đại hóa thạch. Ảnh: Cơ quan Công viên và Động vật hoang dã Tasmania

Tàn tích của khu rừng cổ đại hóa thạch. Ảnh: Cơ quan Công viên và Động vật hoang dã Tasmania

Dọc theo bờ biển Badger Beach tại Vườn quốc gia Narawntapu, những cụm trông giống như tảo từ xa thực ra là vỏ cây cổ xưa vươn lên từ lớp cát của thời gian. Theo ABC Australia, du khách thậm chí mô tả chúng trông như "bạch tuộc mắc kẹt trong bùn".

Theo PWS, khu rừng này có niên đại khoảng 40.000 năm và nhiều khả năng là rừng cây tràm trà cổ đại. Ảnh: Professor Jordan

Theo PWS, khu rừng này có niên đại khoảng 40.000 năm và nhiều khả năng là rừng cây tràm trà cổ đại. Ảnh: Professor Jordan

Theo bài đăng trên mạng xã hội của Công viên và Động vật hoang dã, vỏ cây được bảo quản và kết hợp với đá là một phần của khu rừng có niên đại từ thời kỳ băng hà, nghĩa là những cây cổ thụ này có thể đã hàng chục nghìn năm tuổi, dẫn đến suy đoán rằng đây có thể là một "khu rừng hóa thạch". Tuy nhiên, một số chuyên gia không đồng ý với ý kiến này, họ cho rằng dù đã hóa thạch, khu rừng này được bảo quản gần như ở trạng thái tự nhiên hơn là hoàn toàn hóa thạch.

Du khách rất hào hứng với hiện tượng này. Ảnh: ABC News: Morgan Timms

Du khách rất hào hứng với hiện tượng này. Ảnh: ABC News: Morgan Timms

PWS cho biết khu rừng phát lộ có cả dấu vết hóa đá và nguyên vẹn. Trong cả hai trường hợp, sự thiếu oxy khiến gỗ bị phân hủy. Tuy nhiên, đối với hóa thạch, chất hữu cơ dần biến thành đá. Theo PWS, khu rừng này có niên đại khoảng 40.000 năm và nhiều khả năng là rừng cây tràm trà cổ đại.

Người dân bản địa Tasmania coi cây tràm trà là

Người dân bản địa Tasmania coi cây tràm trà là "cây cơm cháy". Ảnh: ABC News: Morgan Timms

Vào tháng 3/2024, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một khu rừng hóa thạch gồm nhiều cây thấp giống cọ, có niên đại khoảng 390 triệu năm, thuộc kỷ Devon, tại khu vực phía Tây Nam nước Anh ngày nay. Khu rừng này được cho là cổ hơn so với khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, Mỹ, với tuổi đời 386 triệu năm.

Nổi tiếng với những đồng bằng rộng lớn, thảo nguyên ven biển, đồng cỏ và các loài thú có túi như chuột túi, Vườn quốc gia Narawntapu ở Tasmania thu hút 62.000 du khách mỗi năm nhờ khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.

>> Khu rừng nguyên sinh ven biển duy nhất còn lại tương đối nguyên vẹn của Việt Nam

Mùa thu tới thăm khu rừng thuộc hệ cực quý hiếm của Đông Nam Á: Đẹp như truyện cổ tích, là ‘bức bình phong’ trấn lũ của người dân

Phát hiện khu rừng cổ thụ hàng triệu năm trên hòn đảo không có cây

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/phat-hien-khu-rung-hoa-thach-40000-nam-tuoi-sau-khi-bao-lon-can-quet-d135730.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Phát hiện khu rừng hóa thạch 40.000 năm tuổi sau khi bão lớn càn quét
POWERED BY ONECMS & INTECH