Việc Chính phủ phê duyệt đề án ít nhất 1 triệu nhà ở xã hội (NƠXH) đã đem lại nhiều tín hiệu “tích cực” đối với người dân có thu nhập thấp.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030" .
Theo đề án, trong nhiều năm vừa qua, việc chăm lo giải quyết việc nhà vì dân luôn là Đảng và Nhà nước ta quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đặc biệt là việc thúc đẩy phát triển NƠXH để giải quyết nhu cầu đặt chỗ cho các đối tượng thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp.
Tính đến nay, trên địa bàn cả nước, đã hoàn thành 301 dự án NƠXH khu vực đô thị và nhà ở công nhân khu công nghiệp, quy mô xây dựng khoảng 155.800 căn, với tổng diện tích hơn 7.790.000 m2 và hiện đang tiếp tục triển khai dự án 401, với quy mô xây dựng khoảng 454.360 căn, với diện tích khoảng 22.718.000 m2; trong đó có 245 dự án với quy mô 300.000 căn hộ đang thực hiện thủ tục đầu tư và có 156 dự án với quy mô 156.700 căn hộ đang được đầu tư xây dựng.
Mặc dù việc đầu tư phát triển NƠXH, nhà ở công nhân đã đạt được một số kết quả quan trọng. Tuy nhiên với kết quả hoàn thành 7.790.000 m2 sàn NƠXH thì mới đạt khoảng 65% mục tiêu đến năm 2020.
Trong đề án, Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tổng số căn hộ các địa phương hoàn thành khoảng 1.062.200 căn. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 hoàn thành khoảng 428.000 căn; giai đoạn 2025 - 2030 hoàn thành khoảng 634.200 căn.
Nhiệm vụ của từng đơn vị
Đối với Bộ Xây dựng, Bộ sẽ nghiên cứu các d thảo về Luật Nhà ở (sửa đổi), điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 và nghiên cứu, sửa đổi Thông tư số 09 và Nghị định số 49 của Chính phủ đối với điều kiện quy hoạch khi lựa chọn chủ đầu tư dự án NƠXH theo hình thức đấu thầu để ban hành trong quý 2/2023.
Đồng thời, Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với NHNN Việt Nam, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, Ngân hàng Chính sách xã hội, các bộ, cơ quan, địa phương tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật, triển khai hiệu quả, thúc đẩy phát triển NƠXH, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp.
Tiếp tục làm việc với một số địa phương trọng điểm để kiểm tra, đôn đốc việc triển khai NƠXH, nhà ở công nhân.
Hướng dẫn, phối hợp với các địa phương thực hiện rà soát, lập và công bố xét bổ danh mục các Chủ đầu tư dự án NƠXH, nhà ở công nhân được vay vốn ưu đãi theo quy định pháp luật về nhà ở và vay gói hỗ trợ lãi suất 2% thông qua hệ thống ngân hàng thương mại theo quy định tại Nghị định số 31 của Chính phủ .
Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc xác định nhu cầu và triển khai cho vay đối với sa nhân, hộ gia đình để mua, thuê mua NƠXH. thì ở cho công nhân xây dựng men bước cai thay, sau chữa nhà ở theo chính sách về NƠXH theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 100.
Đôn đốc các địa phương thực hiện rà soát, bổ sung quy hoạch, bố trí quỹ đất dành để phát triển NƠXH khu vực đô thị, nhà ở cho công nhân theo đúng quy định pháp luật; thực hiện nghiêm quy định dành quỹ đất 20% làm NƠXH trong các dự án nhà ở, khu đô thị và đảm bảo nhu cầu phát triển NƠXH trên địa bàn.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong việc thực hiện pháp luật về phát triển NƠXH.
Đối với Bộ KH&ĐT, Bộ cần chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thảo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thủ tục đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án NƠXH khu vực đô thị nhà ở công nhân để tăng nguồn cung cho thị trường.
Đối với Bộ Tài chính, Bộ cần nghiên cứu sửa đổi quy định hướng dẫn cụ thể chế độ miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với chủ đầu tư dự án NƠXH, nhà ở công nhân theo hướng không phải nộp lại số tiền sử dụng đất được miễn khi Chủ đầu tư khi bán nhà (cùng với chuyển nhượng quyền sử dụng đất) cho khách hàng.
Đối với Bộ TN&MT, Bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng hướng dẫn các địa phương trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bảo đảm đủ quỹ đất để triển khai thực hiện các dự án xây dựng NƠXH, nhà ở công nhân.
Về phía NHNN Việt Nam, đơn vị phối hợp với Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét bổ sung kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 – 2025 và giai đoạn 2026 - 2030 để thực hiện chính sách NƠXH.
Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ tiếp tục triển khai chương trình cho vay tru đãi đối với cá nhân, hộ gia định để mua, thuê mua NƠXH, nhà ở cho công nhân; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo chính sách về NƠXH theo quy định của Nghị định số 100, Nghị định số 49 và gói hỗ trợ khách hàng cá nhân vay mua, thuê mua NƠXH, nhà ở công nhân tại Nghị quyết số 11.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan trong việc triển khai đầu tư xây dựng các thiết chế công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất để phấn đấu triển khai 50 thiết chế công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và đến năm 2030 tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất trên cả nước đều có thiết chế công đoàn.
Về phía địa phương, các tỉnh nghiêm túc thực hiện đúng quy định của pháp luật về công tác quy hoạch, bố trí quỹ đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở để phát triển NƠXH.
Khi quy hoạch các khu đô thị mới, khu công nghiệp mới nhất thiết phải kèm theo quy hoạch NƠXH, nhà ở công nhân đảm bảo hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo quy định.
Rà soát, thực hiện nghiêm quy định về việc dành 20% quỹ đất ở đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị để đầu tư phát triển NƠXH theo pháp luật về nhà ở.
Công khai, giới thiệu quỹ đất đầu tư NƠXH cho các doanh nghiệp để nghiên cứu, đề xuất đầu tư.
Quy hoạch, bố trí các dự án NƠXH, nhà ở cho công nhân độc lập tại các vị trí phù hợp, thuận tiện, có quy mô lớn, đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM...
Đề nghị UBND các tỉnh, thành phố xây dựng, điều chỉnh, bổ sung Chương trình phát triển nhà ở của địa phương theo quy định của Luật Nhà ở, phù hợp với Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 làm cơ sở để chấp thuận đầu tư; đưa các chi tiêu phát triển nhà ở, đặc biệt là chi tiêu phát triển NƠXH, nhà ở cho công nhân vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm.
Đôn đốc chủ đầu tư các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị triển khai đầu tư xây dựng NƠXH trên quỹ đất 20% của các dự án này theo tiến độ được phê duyệt; trường hợp Chủ đầu tư không thực hiện thì thu hồi quỹ đất 20% để lựa chọn, giao cho các Chủ đầu tư khác.
Sớm lập, phê duyệt và công bố công khai Danh mục dự án đầu tư xây dựng NƠXH độc lập phải lựa chọn chủ đầu tư theo hình thức đấu thầu để các doanh nghiệp quan tâm nghiên cứu, đề xuất tham gia.
Đối với các dự án đã chấp thuận chủ trương đầu tư cần khẩn trương thực hiện các thủ tục lựa chọn chủ đầu tư để triển khai thực hiện.
Có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... cân đối bố trí ngân sách địa phương để khuyến khích, ưu đãi thêm để hỗ trợ, khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn, uy tín trong lĩnh vực bất động sản tham gia và triển khai đầu tư xây dựng. dự án NƠXH, nhà ở công nhân, tạo nguồn cung cho thị trường.