PMI tháng 1/2024 vượt ngưỡng 50 điểm: Tín hiệu vui của ngành sản xuất Việt Nam

01-02-2024 14:58|Mai Chi

Đây là lần tăng đầu tiên trong 3 tháng của tổng số lượng đơn đặt hàng mới.

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Manufacturing Purchasing Managers' Index (PMI) - ngành Sản xuất Việt Nam của S&P Global quay trở lại trên ngưỡng 50 điểm trong tháng đầu tiên của năm 2024, khi đạt mức 50,3 điểm so với 48,9 điểm của tháng 12 năm 2023. Kết quả chỉ số cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất cải thiện lần đầu tiên trong 5 tháng qua, nhưng mức cải thiện lần này còn nhỏ.

Đây là lần tăng đầu tiên trong 3 tháng của tổng số lượng đơn đặt hàng mới khi có những dấu hiệu cho thấy nhu cầu hồi phục ở cả thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu (số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng tăng lần đầu tiên kể từ tháng 10 năm ngoái). Đây là tín hiệu vui cho thấy các công ty đã tăng sản lượng, từ đó kết thúc thời kỳ giảm sản lượng kéo dài 4 tháng. Mức tăng nhỏ nhưng cũng là đáng kể nhất kể từ tháng 9/2022. Mức tăng sản lượng tổng thể tập trung ở các nhà sản xuất hàng hoá trung gian.

PMI tháng 1/2024 vượt ngưỡng 50 điểm: Tín hiệu vui của ngành sản xuất Việt Nam
PMI Chỉ số việc làm của tháng 1 năm 2024 so với tháng trước - Nguồn: S&P Global PMI

>> Xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp tăng trên 79%

Bên cạnh đó, theo S&P Global, với mức tăng nhẹ của cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới, các công ty đã duy trì số lượng nhân viên và hoạt động mua hàng gần như không thay đổi vào tháng đầu tiên của năm 2024. Tình trạng gần như không thay đổi của năng lực hoạt động trong bối cảnh số lượng đơn đặt hàng mới tăng trở lại đã khiến lượng công việc tồn đọng tăng tháng thứ 2 liên tiếp trong tháng 1.

Không chỉ vậy, hàng tồn kho sau sản xuất đã ghi nhận giảm trong tháng 1/2024. Tồn kho hàng mua cũng giảm khi yêu cầu sản xuất tăng nhưng hoạt động mua hàng hầu như không thay đổi. Mức giảm lượng hàng tồn kho trước sản xuất là lớn và là mạnh nhất kể từ tháng 6 năm ngoái.

S&P Global đánh giá, sự chậm trễ trong khâu chuyển hàng và những vấn đề của ngành vận tải làm kéo dài thời gian giao hàng của nhà cung cấp trong tháng 1 năm 2024 và đây là lần suy giảm hiệu suất hoạt động của người bán hàng đầu tiên trong hơn 1 năm. Tuy nhiên, mức độ kéo dài thời gian giao hàng chỉ là nhẹ.

Những vấn đề về vận tải gây chậm giao hàng cũng khiến chi phí chuyển hàng tăng vào đầu năm, từ đó làm giá cả đầu vào tiếp tục tăng đáng kể. Các công ty cũng báo cáo chi phí nhiên liệu và đường tăng.

Mặc dù chi phí đầu vào tiếp tục tăng, nhưng các nhà sản xuất Việt Nam vẫn hạ giá bán hàng với mong muốn kích cầu, kết thúc thời kỳ tăng giá đã kéo dài trong 5 tháng qua.

Niềm tin về triển vọng sản lượng trong một năm tới đã giảm về mức thấp trong vòng 7 tháng trở lại đây do các công ty lo ngại về các điều kiện kinh tế. Tuy nhiên, S&P Global cho hay, các nhà sản xuất nhìn chung vẫn có tâm lý lạc quan khi hy vọng nhu cầu và số lượng khách hàng sẽ cải thiện nhờ các kế hoạch tung ra các sản phẩm mới.

>> Infographic tình hình kinh tế - xã hội tháng 01 năm 2024

PMI bất ngờ vượt ngưỡng 50 sau 4 tháng: Phép thử cho sức bật của ngành sản xuất Việt Nam?

Giá vàng hôm nay 24/3/2025 cảnh báo tiếp tục giảm, SJC và nhẫn có lao dốc?

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/pmi-thang-12024-vuot-nguong-50-diem-tin-hieu-vui-cua-nganh-san-xuat-viet-nam-222047.html
Bài liên quan
  • Chỉ số PMI tháng 2: 'Cơn lốc' suy giảm chưa dừng lại
    Ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục đối mặt với khó khăn trong tháng 2/2025 khi chỉ số PMI duy trì dưới ngưỡng 50 điểm, đánh dấu ba tháng suy giảm liên tiếp. Số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục sụt giảm, kéo theo việc làm lao dốc tháng thứ năm liên tiếp.
  • Kinh tế Trung Quốc đón loạt tin xấu giữa lúc chiến tranh thương mại nóng bỏng
    Hoạt động dịch vụ của Trung Quốc bất ngờ chậm lại trong tháng 1, dù vẫn kéo dài chuỗi tăng trưởng nhiều tháng, theo một khảo sát tư nhân. Mùa chi tiêu sôi động quanh dịp Tết Nguyên đán đã góp phần thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng.
  • PMI ngành sản xuất Việt Nam giảm sâu, xuống mức 48,9 điểm
    Ngành sản xuất Việt Nam mở đầu năm 2025 với nhiều khó khăn khi chỉ số PMI giảm xuống còn 48,9 điểm trong tháng 1. Sự sụt giảm này phản ánh những thách thức lớn từ cầu yếu, cắt giảm lao động, và sự đình trệ trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
  • Lần đầu tiên trong 3 tháng, chỉ số PMI sản xuất rơi xuống dưới ngưỡng 50 điểm
    Lần đầu tiên trong ba tháng, chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Việt Nam, do S&P Global Market Intelligence công bố, đã giảm xuống 49,8 điểm vào tháng 12 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    PMI tháng 1/2024 vượt ngưỡng 50 điểm: Tín hiệu vui của ngành sản xuất Việt Nam
    POWERED BY ONECMS & INTECH