Vĩ mô

PMI tháng 7 của Việt Nam đạt trên 54 điểm: Cao hay thấp so với các nước trong khu vực ASEAN?

Phúc Lam 01/08/2024 - 16:03

Theo dữ liệu chỉ số PMI do S&P Global vừa công bố, các nhà sản xuất ASEAN tiếp tục ghi nhận sự cải thiện trong điều kiện kinh doanh vào tháng 7.

Chỉ số PMI (Purchasing Managers' Index) là một chỉ số kinh tế đo lường mức độ hoạt động của ngành sản xuất và dịch vụ trong một nền kinh tế. Chỉ số này là bình quân gia quyền của năm chỉ số gồm Đơn đặt hàng mới (30%), Sản lượng (25%), Việc làm (20%), Thời gian giao hàng của nhà cung cấp (15%) và Tồn kho hàng mua (10%).

Theo thông báo mới nhất của S&P Global, trong tháng 7, các điều kiện kinh doanh của các nhà sản xuất ASEAN có xu hướng cải thiện. Hoạt động kinh doanh và số lượng đơn đặt hàng mới trong tháng đầu của quý III năm 2024 tiếp tục tăng. Để đáp ứng, việc làm đã tăng nhẹ tháng thứ hai liên tiếp. Tuy nhiên, giá cả đầu vào cũng có xu hướng tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 2.

PMI tháng 7 của Việt Nam đạt trên 54 điểm: Cao hay thấp so với các nước trong khu vực ASEAN?

Chỉ số PMI toàn ngành sản xuất ASEAN đạt 51,6 điểm trong tháng 7, giảm nhẹ so với tháng 6 là 51,7 điểm. Các điều kiện sản xuất đã cải thiện nhẹ lần thứ bảy trong 7 tháng.

Việt Nam dẫn đầu khu vực

Cụ thể, trong tháng 7, PMI của Việt Nam đạt 54,7 điểm, cho thấy các điều kiện kinh doanh ngành sản xuất nước ta tiếp tục cải thiện. Đây cũng là mức điểm nổi trội so với các nước trong khu vực.

Theo công bố của S&P Global, những nước có chỉ số PMI ở mức trên 50,0 là Việt Nam, Philippines và Thái Lan. Dù có sự giảm so với tháng 6, nhìn chung chỉ số PMI ở những nước này vẫn đang ở mức an toàn, các điều kiện kinh doanh vẫn đang có sự cải thiện.

Tuy nhiên, chỉ số ở các nước Myanmar, Malaysia và Indonesia trong tháng 7 lại dưới mức 50,0 điểm. Đây là một mức báo động cho sự sụt giảm trong điều kiện hoạt động kinh doanh ở những nước này.

PMI tại Philippines đạt 51,2 điểm trong tháng 7, gần tương đương với mức 51,3 trong tháng 6, đánh dấu tháng thứ mười một liên tiếp điều kiện hoạt động kinh doanh cải thiện. Tuy nhiên, đây là mức tăng thấp nhất kể từ tháng 3.

Thái Lan cho thấy sự cải thiện tổng thể trong hiệu suất của ngành sản xuất khi chỉ số PMI vẫn duy trì trên mức 50,0. Cụ thể, chỉ số PMI của đất nước này trong tháng 7 tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng qua, đạt 52,8 điểm so với 51,7 điểm vào tháng 6.

Bên cạnh đó, chỉ số PMI của Myanmar giảm từ 50,7 điểm trong tháng 6 xuống 48,4 điểm. Điều này thể hiện sự suy giảm nghiêm trọng của các điều kiện kinh doanh trong ngành sản xuất ở đất nước này.

PMI của Malaysia giảm nhẹ từ 49,9 điểm trong tháng 6 xuống 49,7 điểm trong tháng 7, thể hiện sự sụt giảm nhẹ của ngành sản xuất. Trong đó, do nhu cầu thấp nên số lượng đơn đặt hàng ghi nhận lần sụt giảm đầu tiên sau ba tháng. Bên cạnh đó, việc làm cũng giảm lần đầu tiên sau bốn tháng.

PMI của Indonesia giảm xuống mức 49,3 điểm trong tháng 7, từ mức 50,7 trong tháng trước đó. Sự sụt giảm này phản ánh sự sụt giảm trong sản lượng và đơn hàng mới. Các doanh nghiệp sản xuất ở đất nước này cho biết nhu cầu thị trường đã chậm lại và đây là một yếu tố then chốt khiến doanh số bán hàng lần đầu tiên ghi nhận sự xu hướng giảm trong hơn một năm qua. Bên cạnh đó, nước này ghi nhận doanh số xuất khẩu mới cũng giảm nhưng không đáng kể, nguyên nhân được đưa ra là do sự cố về vận chuyển.

>> PMI tháng 7 đạt trên 54 điểm, ngành sản xuất giữ vững đà tăng trưởng mạnh

PMI tháng 7 đạt trên 54 điểm, ngành sản xuất giữ vững đà tăng trưởng mạnh

Thái Lan, Singapore và các nước trong khu vực rót bao nhiêu vốn FDI vào Việt Nam?

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/pmi-thang-7-cua-viet-nam-dat-tren-54-diem-cao-hay-thap-so-voi-cac-nuoc-trong-khu-vuc-asean-243995.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
PMI tháng 7 của Việt Nam đạt trên 54 điểm: Cao hay thấp so với các nước trong khu vực ASEAN?
POWERED BY ONECMS & INTECH