Quần đảo bí ẩn nhất thế giới: Giúp con người 'xuyên không' từ quá khứ tới tương lai, được coi như 'tai mắt' của 2 cường quốc hàng đầu
Chính tại quần đảo này, bạn có thể "xuyên không" từ quá khứ tới tương lai chỉ trong giây lát. Tại sao lại có chuyện lạ kỳ đến thế?
Theo Amusing Planet, ở khu vực eo biển Bering nằm giữa lục địa Alaska (Mỹ) và Siberia (Nga), có một quần đảo được xem là đặc biệt nhất trên thế giới - quần đảo Diomede. Nó bao gồm 2 hòn đảo gọi là Big Diomede (đảo Lớn) và Litte Diomede (đảo Bé).
Chính tại quần đảo này, bạn có thể "xuyên không" từ quá khứ tới tương lai chỉ trong giây lát. Tại sao lại có chuyện lạ kỳ đến thế?
Big Diomede có diện tích khoảng 29km2, không người dân ở, thuộc Nga. Đường đổi ngày quốc tế nằm cách phía đông của đảo 1,8km. Trong khi đó, Litte Diomede nằm trên đất Mỹ, diện tích 7,3km2, thuộc bang Alaska. Đường đổi ngày quốc tế nằm cách phía tây của đảo 0,6km.
Big Diomede và Litte Diomede bị phân tách bởi đường đổi ngày quốc tế, cũng là đường đánh dấu biên giới quốc tế giữa Nga và Mỹ. Cụ thể, Big Diomede thì thuộc lãnh thổ của Nga và còn Litte Diomede thuộc sở hữu của Mỹ. Đồng nghĩa với việc, di chuyển từ Mỹ sang Nga và ngược lại đều chỉ mất thời gian ngắn.
Vì thế, tại quần đảo này, những người Mỹ có thể nhìn thấy nước Nga từ ô cửa nhà mình theo đúng nghĩa đen. “Chúng tôi là cửa sau của nước Mỹ - hoặc có thể nói là cửa trước”, ông Edward Soolook, một cư dân trên đảo Little Diomede cho biết.
Đặc biệt hơn cả, vì đường đổi ngày quốc tế phân tách 2 hòn đảo này nên chúng có 2 múi giờ khác nhau, đảo Big Diomede đi trước đảo Litte Diomede 21 giờ. Những người đứng trên đảo Little Diomede có thể thấy “ngày mai”, còn những ai đứng trên đảo Big Diomede có thể nhìn về “ngày hôm qua”.
Khi ở Nga đã sang ngày mới thì Mỹ vẫn là ngày hôm trước. Bởi vậy, Big Diomede còn được gọi với cái tên khác là đảo Ngày Mai (Tomorrow Island) và Litte Diomede thì được gọi là đảo Hôm Qua (Yesterday Island). Đó là lý do vì sao quần đảo Diomede được mệnh danh là nơi duy nhất trên thế giới có thể nhìn thấy cả quá khứ và tương lai. Cùng vì vậy, những ai khi đặt chân tới đây còn có thể trực tiếp đi bộ “xuyên không”.
Vào mùa đông, khí hậu tại quần đảo này rất khắc nghiệt, toàn bộ nước tại đây sẽ đóng thành băng, vô tình tạo thành cây cầu kết nối giữa hai đảo. Người ta có thể đi bộ giữa Mỹ và Nga, tuy vậy việc vượt qua eo biển Bering là bất hợp pháp. Bạn có thể đi lại thoải mái giữa “quá khứ” và “hiện tại” nếu được cho phép.
Trên thực tế, chỉ những cư dân bản địa - người Eskimo, mới có thể đi lại tự do giữa các đảo thuộc quần đảo Diomede. Họ đã sinh sống ở những vùng đất này từ lâu trước khi người châu Âu đầu tiên đặt chân đến nơi đây.
Thời kỳ chiến tranh lạnh, Nga đã di dời toàn bộ cư dân trên đảo Ngày Mai vào trong đất liền. Ngày nay, nơi đây chỉ có quân đội cư trú. Còn đảo Hôm Qua vẫn có khoảng 150 người Mỹ sinh sống, tập trung thành một ngôi làng, nổi tiếng với nghề chạm khắc ngà.
Cách nhanh nhất để đến Little Diomede là bằng trực thăng. Theo Business Insider, Pathfinder Aviation có các chuyến trực thăng đến Diomede từ Nome, nằm trên bờ biển phía tây của Alaska và chiều ngược lại, bao gồm các chuyến bay khẩn cấp hoạt động 24 giờ/ngày. Đại diện của Pathfinder từ chối bình luận về vấn đề này.
Bering Air cũng từng cung cấp các chuyến bay đến Diomede, tuy nhiên dịch vụ đã ngừng từ năm 2018 sau khi một cơn bão làm hư hỏng đường băng. “Chúng tôi hy vọng sẽ phục vụ trở lại trong tương lai”, Bering Air cho biết trên trang web của công ty.
Trên đảo, cách duy nhất để di chuyển là đi bộ trên những con đường mòn, dùng xe trượt tuyết hoặc ván trượt. Ngoài du khách, đảo còn đón tiếp các đoàn nghiên cứu từ đất liền tới thăm.
>> Bí ẩn hòn đảo ‘nuốt người’ không dấu vết, được mệnh danh là chốn ‘một đi không trở lại’