Xã hội

Quảng trường được xây dựng từ thời vua Nguyễn đón cầu truyền hình chung kết Đường lên đỉnh Olympia đầu tiên

Vĩ Hạ 07/10/2024 - 09:00

Hiện nay, đây là một trong những quảng trường đẹp của Việt Nam, có diện tích rộng lớn và là điểm đến quen thuộc của nhiều du khách.

Chương trình chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 sẽ diễn ra vào sáng ngày 13/10 tới đây. Đây hứa hẹn sẽ là một cuộc đua đầy kịch tính với sự góp mặt của bốn thí sinh xuất sắc nhất năm, trong đó có em Võ Quang Phú Đức, học sinh lớp 11 chuyên Toán, Trường THPT Chuyên Quốc học, Thừa Thiên - Huế, người đã giành vòng nguyệt quế tại cuộc thi Quý III.

Võ Quang Phú Đức - người đã mang cầu truyền hình trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 về với Thừa Thiên - Huế

Võ Quang Phú Đức - người đã mang cầu truyền hình trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 về với Thừa Thiên - Huế

Đáng chú ý, năm nay, điểm cầu truyền hình trực tiếp tại Thừa Thiên - Huế sẽ được tổ chức tại Quảng trường Ngọ Môn - Đại nội Huế, thay vì tổ chức tại Trường THPT Chuyên Quốc Học Huế như những lần trước đây.

Để chuẩn bị cho sự kiện này, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với Ban Sản xuất các chương trình giải trí của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV3) đã chuẩn bị chu đáo, nhằm đảm bảo chương trình diễn ra an toàn, có tính kỷ luật, giáo dục cao và lan tỏa được giá trị, thông điệp của chương trình tới học sinh và nhân dân.

Dự kiến, điểm cầu tại Quảng trường Ngọ Môn sẽ bố trí khoảng 8.000 chỗ ngồi cho khán giả.

Điểm cầu tại Huế với sự tham gia của đông đảo học sinh, giáo viên và phụ huynh, người dân sẽ là chỗ dựa tinh thần vững chắc để thí sinh Võ Quang Phú Đức. Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN

Điểm cầu tại Huế với sự tham gia của đông đảo học sinh, giáo viên và phụ huynh, người dân sẽ là chỗ dựa tinh thần vững chắc để thí sinh Võ Quang Phú Đức. Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN

Ngọ Môn là cổng chính phía Nam của Hoàng thành Huế, được coi là bộ mặt của Hoàng thành và vương triều phong kiến.

Năm 1833, trong công cuộc quy hoạch và nâng cấp tổng thể Hoàng cung triều Nguyễn, vua Minh Mạng đã cho xây dựng Ngọ Môn tại vị trí mà trước kia là kiến trúc Nam Khuyết đài dưới thời Gia Long. Trên đài có điện Càn Nguyên và hai cửa tả Đoan Môn, hữu Đoan Môn, tất cả đều đã được thay thế bởi Ngọ Môn hiện tại.

Quảng trường Ngọ Môn là một trong những quảng trường đẹp nhất Việt Nam, nằm giữa cổng Ngọ Môn và Kỳ Đài của Kinh thành Huế. Tương tự như Quảng trường Ba Đình, Quảng trường Ngọ Môn cũng gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc, trong đó có thời khắc vua Bảo Đại đọc chiếu thoái vị.

Cụ thể, vào chiều ngày 30/8/1945, hàng ngàn người dân Thừa Thiên - Huế đã chứng kiến thời khắc lịch sử khi vua Bảo Đại – vị vua cuối cùng của triều Nguyễn – đọc chiếu thoái vị trên lầu Ngọ Môn và trao ấn vàng cùng thanh gươm bằng vàng nạm ngọc cho đại diện Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thời khắc này đã đánh dấu sự kết thúc của chế độ phong kiến và mở ra trang sử mới cho dân tộc với chế độ dân chủ.

Ngày nay, đối với khách du lịch, Quảng trường Ngọ Môn là một điểm đến lý tưởng để chụp những bức ảnh lưu niệm ấn tượng. Ngoài khuôn viên quảng trường rộng lớn, mang đậm màu sắc hoài cổ, du khách còn có thể khám phá nhiều điểm tham quan lân cận thuộc Quần thể Di tích lịch sử đặc biệt của Kinh thành Huế.

Gần nơi tổ chức điểm cầu truyền hình trực tiếp là Di tích Ngọ Môn (cổng chính phía Nam của Hoàng thành Huế). Đây cũng là lối vào tham quan Đại nội Huế dành cho du khách trong nước và quốc tế. Ảnh: Sưu tầm

Gần nơi tổ chức điểm cầu truyền hình trực tiếp là Di tích Ngọ Môn (cổng chính phía Nam của Hoàng thành Huế). Đây cũng là lối vào tham quan Đại nội Huế dành cho du khách trong nước và quốc tế. Ảnh: Sưu tầm

Nằm trong quần thể Di tích Cố đô Huế, Kỳ đài Huế là cột cờ cao nhất xứ Huế, là điểm tham quan, check-in của nhiều du khách. Ảnh: Sưu tầm

Nằm trong quần thể Di tích Cố đô Huế, Kỳ đài Huế là cột cờ cao nhất xứ Huế, là điểm tham quan, check-in của nhiều du khách. Ảnh: Sưu tầm

Nhiều sự kiện, lễ hội lớn từng được tổ chức tại Quảng trường Ngọ Môn. Ảnh: Sưu tầm

Nhiều sự kiện, lễ hội lớn từng được tổ chức tại Quảng trường Ngọ Môn. Ảnh: Sưu tầm

Quảng trường Ngọ Môn cũng là nơi tổ chức nhiều sự kiện quan trọng ở Cố đô Huế như Triển lãm ảnh nghệ thuật, Festival Huế, Lễ hội diều… Đặc biệt, đây còn là địa điểm quay nhiều chương trình quảng bá văn hóa - du lịch Việt Nam.

Tại cuộc thi Quý III diễn ra vào tháng 7 vừa qua, Võ Quang Phú Đức (Trường THPT Chuyên Quốc học, Thừa Thiên - Huế) đã giành chiến thắng kịch tính với số điểm 185. Qua đó, nam sinh đã giành vòng nguyệt quế và mang cầu truyền hình trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 về với Thừa Thiên - Huế.

Đây là cầu truyền hình trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 7 của ngôi trường bên bờ sông Hương. Trường THPT Chuyên Quốc học Huế cũng là ngôi trường có nhiều thí sinh lọt vào chung kết năm nhất tính đến hiện tại, trong đó, có 2 Quán quân chung kết năm (2009 và 2016).

>> Tháp được làm từ 100 khối đá của Việt Nam, từng được vinh danh 'Công trình du lịch hàng đầu thế giới' lần đầu tiên đón cầu truyền hình Olympia

Một tỉnh giàu có đề xuất cải tạo thành cổ duy nhất Nam Bộ làm quảng trường

Quận rộng thứ 2 Hà Nội sắp có thêm 4 quảng trường rộng 52.000m2 bao quanh công viên trị giá 1.250 tỷ

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/quang-truong-duoc-xay-dung-tu-thoi-vua-nguyen-don-cau-truyen-hinh-chung-ket-duong-len-dinh-olympia-dau-tien-d135197.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Quảng trường được xây dựng từ thời vua Nguyễn đón cầu truyền hình chung kết Đường lên đỉnh Olympia đầu tiên
    POWERED BY ONECMS & INTECH