Robusta Việt Nam ghi danh 3 kỷ lục thế giới: King Coffee của bà Lê Hoàng Diệp Thảo dẫn đầu cuộc chơi
3 kỷ lục này đã giúp khẳng định vị thế thương hiệu King Coffee của bà Lê Hoàng Diệp Thảo nói riêng và cà phê Việt Nam nói chung trên thị trường quốc tế.
Mới đây, trên trang fanpage của nữ hoàng ngành cà phê Lê Hoàng Diệp Thảo - người sáng lập ra thương hiệu King Coffee - có chia sẻ về thông tin cà phê Robusta của King Coffee đã xuất sắc được Liên minh Kỷ lục thế giới (WorldKings) xác nhận Kỷ lục Thế giới.
Theo đó, Việt Nam được vinh danh là quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta ra thị trường toàn cầu lớn nhất về “sản lượng và năng suất”. Ngoài ra, văn hóa pha chế cà phê Việt Nam: Các giá trị di sản về nghệ thuật pha chế đặc trưng, độc đáo nhất (cà phê Ê-đê, cà phê Vợt, cà phê Phin) và Nghệ thuật phối trộn và thưởng thức cà phê Việt Nam: Đa dạng, sáng tạo và độc đáo qua các thức uống, món ăn rất đặc trưng của Việt Nam (cà phê trứng, cà phê sữa đá…) cũng được vinh danh.
Ảnh được đăng tải trên fanpage của bà Lê Hoàng Diệp Thảo |
>> Bà Lê Hoàng Diệp Thảo: Chỉ có ở Việt Nam mới trồng được hạt cà phê Robusta ngon nhất thế giới
Kỷ lục thế giới này được CEO King Coffee – bà Lê Hoàng Diệp Thảo công bố với thế giới tại sự kiện Expo 2020 Dubai được diễn ra tại Dubai vào cuối tháng 12/2021. Sự kiện này hội tụ hơn 190 quốc gia tại một địa điểm và được xem là 1 trong các sự kiện lớn nhất của hành tinh.
Tại sự kiện, bà Lê Hoàng Diệp Thảo chia sẻ rằng, sau sự kiện này, King Coffee tiếp tục tham dự Dubai Expo nhằm quảng bá cà phê Việt Nam.
Việt Nam là quốc gia dẫn đầu thế giới về sản lượng cà phê. Về chất lượng, Việt Nam cũng không kém phần tự hào với những sản phẩm độc đáo như cà phê trứng, cà phê sữa đá...
Bà Thảo khẳng định tiềm năng của ngành cà phê Việt Nam là rất lớn: "Cà phê là thức uống toàn cầu, ở bất cứ nơi nào và bất cứ lúc nào, mọi người đều uống cà phê mà không phân biệt biên giới, chủng tộc hay tôn giáo. Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp, nhưng ngành nông nghiệp nào có thể xây dựng được thương hiệu, phổ cập toàn cầu và thể hiện văn hóa như cà phê? Chỉ có cà phê mới có thể làm được điều đó".
>> Nữ hoàng cà phê Lê Hoàng Diệp Thảo tiết lộ về 10 chữ vàng làm thay đổi Trung Nguyên
King Coffee, thương hiệu cà phê do bà Lê Hoàng Diệp Thảo sáng lập vào tháng 10/2016, đã phát triển nhanh chóng chỉ trong 5 năm trên cả thị trường trong nước và quốc tế. Thương hiệu được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chọn làm đại diện cho ngành cà phê Việt Nam tham dự Triển lãm Thế giới EXPO 2020 Dubai (từ ngày 1/10/2021 đến tháng 3/2022).
Đến nay, các sản phẩm của King Coffee đã có mặt tại hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Nga, Singapore, Hàn Quốc... Đặc biệt, King Coffee đã mở quán đầu tiên tại Hoa Kỳ, tọa lạc tại 321 W Katella Ave Ste 142 Anaheim, California, chỉ cách công viên nổi tiếng Disneyland 10 phút đi bộ. Quán nằm trong khu vực sầm uất Anaheim GardenWalk – trung tâm mua sắm và giải trí ngoài trời ở phía đông Disneyland Resort.
Sự thành công của King Coffee đến từ chất lượng sản phẩm với sự kết hợp của nhiều loại hạt cà phê đặc biệt như Arabica, Robusta, Eselsa, Culi, Catimor... Một số sản phẩm còn là sự phối trộn của các loại cà phê trồng từ những vùng đất nổi tiếng như Ethiopia, Colombia, Guatemala, Kenya, Brazil, Jamaica, Indonesia... kết hợp với công thức phương Đông huyền bí. Các nghệ nhân cà phê của King Coffee không ngừng sáng tạo và nghiên cứu ra những dòng cà phê mới, phục vụ không chỉ người yêu cà phê lâu năm mà còn cả những người trẻ mới bắt đầu thưởng thức cà phê.
Ngành cà phê Việt Nam vừa ghi nhận điều chưa từng có trong lịch sử. Ảnh minh họa |
Mới đây, cà phê Việt Nam cũng đã đón tin vui, ghi nhận kỷ lục chưa từng có: Trong nửa đầu tháng 9, giá cà phê nhân Robusta xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh, vượt xa giá cà phê Arabica gần 1.000 USD/tấn.
Đây là điều chưa từng có trong lịch sử ngành cà phê Việt Nam, bởi trước đây, giá Robusta thường chỉ bằng 1/3 đến 1/2 so với Arabica.
Theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA), xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong nửa đầu tháng 9 đạt 17.305 tấn, thu về hơn 87 triệu USD. Mặc dù khối lượng giảm khoảng 18%, kim ngạch lại tăng 55,1% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, cà phê Robusta vẫn chiếm ưu thế với 15.155 tấn xuất khẩu, mang về hơn 76 triệu USD với đơn giá trung bình 5.053 USD/tấn. Cà phê Arabica chỉ đạt 1.129 tấn, với giá trung bình 4.166 USD/tấn, thu về 4,7 triệu USD. Như vậy, giá cà phê Robusta xuất khẩu của Việt Nam đã cao hơn Arabica tới 887 USD/tấn.
Giá cà phê Robusta xuất khẩu lần đầu được ghi nhận cao hơn giá cà phê Arabica vào tháng 5 vừa qua với khoảng cách 32 USD/tấn (cà phê nhân Robusta 3.920 USD/tấn và cà phê Arabica giá 3.888 USD/tấn) và sau đó khoảng cách ngày càng lớn khi tốc độ tăng giá của cà phê Robusta mạnh hơn.
Ngành cà phê Việt Nam vừa ghi nhận điều chưa từng có trong lịch sử
Ông trùm đứng sau loạt game nhập vai kiếm hiệp 3D đình đám báo doanh thu hàng trăm tỷ đồng