Công trình được xây dựng vĩnh cửu với quy mô 6 làn xe cơ giới, 2 làn xe đạp.
UBND thành phố Hà Nội vừa họp về tiến độ chuẩn bị triển khai thực hiện cầu Trần Hưng Đạo bắc qua sông Hồng tại khu vực nội đô thành phố.
Dự án đầu tư xây dựng cầu Trần Hưng Đạo nằm trên địa bàn các quận Hoàn Kiếm (gồm Phan Chu Trinh và Chương Dương), quận Hai Bà Trưng (phường Bạch Đằng) và quận Long Biên (các phường Long Biên, Bồ Đề và Gia Thụy).
Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 16.374 tỷ đồng. Công trình được xây dựng vĩnh cửu với chiều dài toàn tuyến khoảng 5,6km, quy mô 6 làn xe cơ giới, 2 làn xe đạp, 2 làn đi bộ, tốc độ thiết kế 80km/h.
Phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo |
>> Hà Nội: 173 xã, phường, thị trấn thuộc diện phải sáp nhập
Điểm đầu dự án tại ngã 5 phố Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông; điểm cuối tại khu vực giao cắt với Quốc lộ 5A (đường Nguyễn Văn Linh).
Các cầu nhánh trong nút giao có bề rộng từ 7 đến 9m. Các nút giao trên tuyến được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh gồm: Nút giao phía quận Hoàn Kiếm (giao với đường đê Hữu Hồng, Trần Hưng Đạo), nút giao với đường Cổ Linh, nút giao với đường Nguyễn Sơn và nút giao với đường Nguyễn Văn Linh (quận Long Biên).
Theo kế hoạch, cầu Trần Hưng Đạo có công tác chuẩn bị, lập thiết kế trong năm 2023-2024, thi công trong giai đoạn 2025-2027, cơ bản hoàn thành trong năm 2027.
Dự án được triển khai theo hai dự án thành phần. Trong đó, dự án thành phần 1 - bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thuộc địa bàn 3 quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và Long Biên; dự án thành phần 2 gồm đầu tư xây dựng cầu Trần Hưng Đạo và đường dẫn hai đầu cầu; đầu tư xây dựng tuyến đường từ nút giao Cổ Linh đến điểm cuối dự án tại phố Vũ Đức Thận (phường Gia Thụy, quận Long Biên).
Để bảo đảm tính khả thi, Ban Giao thông đề xuất thành phố sử dụng vốn đầu tư công thực hiện dự án thành phần 1. Dự án thành phần 2 triển khai theo hình thức hợp đồng PPP (đối tác công - tư), loại hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) với tỷ lệ sử dụng 50% vốn ngân sách địa phương và đưa vào danh mục các dự án thu hút đầu tư trên địa bàn thành phố.
Tại cuộc họp mới đây về dự án cầu Trần Hưng Đạo, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã yêu cầu chủ đầu tư phối hợp với đơn vị tư vấn và các đơn vị liên quan nghiên cứu phương án đầu tư phù hợp, bảo đảm tính khả thi.
Trong đó, xem xét việc tách hạng mục đường dẫn kết nối với đường Nguyễn Văn Linh thành dự án riêng (nghiên cứu thực hiện bằng vốn đầu tư công).
Thành phố cũng yêu cầu xác định rõ cơ chế, nguồn lực đầu tư đối với cầu chính (BOT, ngân sách). Trường hợp đầu tư theo phương thức PPP thì nguồn vốn ngân sách không vượt quá 50% tổng mức đầu tư.
Về phương án kỹ thuật, cần nghiên cứu kỹ các giải pháp kết nối giao thông, kết nối hạ tầng hai đầu cầu bảo đảm tối ưu; thống nhất phương án chỉ bố trí 1 nhánh dẫn lên cầu từ phía ngã 5 phố Trần Hưng Đạo.
Các nhánh lên, xuống còn lại bố trí bảo đảm phù hợp tổ chức giao thông trên đường Trần Quang Khải; đồng thời nghiên cứu kỹ các nhánh kết nối hợp lý đầu cầu phía Long Biên với đường đê Long Biên - Xuân Quan và đường Cổ Linh, nút giao với đường Nguyễn Văn Linh.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội (Ban Giao thông - chủ đầu tư) đánh giá, cầu Trần Hưng Đạo có vai trò rất quan trọng trong việc kết nối hai bờ sông Hồng, góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông theo quy hoạch, giảm thiểu ùn tắc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô...
Theo phương án kiến trúc được phê duyệt, cầu Trần Hưng Đạo trong tương lai sẽ là biểu tượng mới của trung tâm Hà Nội, với kết cấu vòm chính là 2 đường cong tiếp xúc nhau lặp lại 6 nhịp tạo hình tượng vô cực.
>> Huyện sắp lên quận của Hà Nội chuẩn bị khởi công tuyến đường gần 8.000 tỷ đồng
Khởi công dự án cụm công nghiệp 41ha tại huyện cách trung tâm Hà Nội 20km
Tập đoàn Đức muốn tham gia dự án tuyến đường sắt đô thị số 5 trị giá 65.000 tỷ ở Hà Nội