Bất động sản

Muộn nhất 4 tháng nữa, Thủ đô sẽ có thêm 2 siêu cầu gần 28.000 tỷ bắc qua dòng sông biểu tượng

Hải Đăng 27/05/2025 21:00

Dự kiến ngày 19/8 hoặc muộn nhất là dịp 2/9 năm nay, TP. Hà Nội sẽ đón thêm 2 cây cầu bắc qua sông Hồng.

Theo thông tin mới nhất trên báo Tiền Phong, phía Sở Xây dựng Hà Nội mới đây đã xác nhận trong số 6 cây cầu mà TP có kế hoạch thực hiện từ năm 2025 gồm: Cầu Hồng Hà, Mễ Sở, Thượng Cát, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi, Vân Phúc thì hiện nay, sau khi tiến hành rà soát, công tác chuẩn bị cũng như phương án đầu tư về cơ bản đã hoàn thành. Do đó dự kiến tới đây, sẽ khởi công cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi, thời gian có thể vào 19/8 hoặc ngày Quốc khánh 2/9.

>> Chuyên gia nói gì về việc Sơn Hải bị đánh trượt gói thầu cao tốc gần 1.500 tỷ?

Cầu Trần Hưng Đạo

Trong diễn biến mới đây được báo Nhân Dân đăng tải, Dự án đầu tư xây dựng cầu Trần Hưng Đạo đã được bổ sung vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 của huyện Phú Xuyên, huyện Mê Linh, huyện Thường Tín và quận Long Biên; trong đó có việc bổ sung xây dựng cầu Trần Hưng Đạo, dự kiến sẽ khởi công xây dựng muộn nhất vào dịp 2/9.

Muộn nhất 4 tháng nữa, Thủ đô sẽ có thêm 2 siêu cầu gần 28.000 tỷ bắc qua dòng sông biểu tượng- Ảnh 1.
Vị trí triển khai xây dựng cầu Trần Hưng Đạo. Ảnh: Internet

Cầu Trần Hưng Đạo là một trong những dự án hạ tầng trọng điểm của Hà Nội, được thiết kế nhằm kết nối khu vực nội đô với phía Đông Thủ đô, qua sông Hồng. Dự án có chiều dài khoảng 5,6km, trong đó phần cầu chính dài 900m, kết nối từ ngã năm Trần Hưng Đạo – Trần Thánh Tông (quận Hoàn Kiếm) đến phố Vũ Đức Thận (quận Long Biên).

Cầu Trần Hưng Đạo được quy hoạch với mặt cắt ngang rộng 43m, bao gồm 6 làn xe cơ giới, 2 làn xe đạp cùng 2 làn dành cho người đi bộ, thiết kế vận tốc tối đa 80km/h.

Muộn nhất 4 tháng nữa, Thủ đô sẽ có thêm 2 siêu cầu gần 28.000 tỷ bắc qua dòng sông biểu tượng- Ảnh 2.
Phối cảnh Cầu Trần Hưng Đạo. Ảnh minh họa

Một trong những điểm nhấn của cây cầu này là thiết kế vòm thép cách điệu theo hình tượng vô cực, vừa mang tính biểu tượng hiện đại, vừa phù hợp với cảnh quan đô thị trung tâm.

Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 15.956 tỷ đồng, được sử dụng toàn bộ bằng nguồn vốn ngân sách TP.

Sau khi hoàn thành, cầu Trần Hưng Đạo không những giúp giảm áp lực giao thông cho các cầu lân cận như Chương Dương và Vĩnh Tuy mà còn góp phần hoàn thành mạng lưới giao thông và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - khu vực tại phía Đông Hà Nội.

Cầu Ngọc Hồi

Theo thông tin trên báo VnExpress, vào cuối tháng 4, HĐND TP. Hà Nội đã họp và thông qua chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn 2 đầu cầu với tổng mức đầu tư hơn 11.800 tỷ

Theo như tờ trình của UBND TP. Hà Nội, cầu Ngọc Hồi có chiều dài khoảng 7,5km, trong đó đi địa bàn Hà Nội khoảng 5,4km và tỉnh Hưng Yên 2,1km.

Muộn nhất 4 tháng nữa, Thủ đô sẽ có thêm 2 siêu cầu gần 28.000 tỷ bắc qua dòng sông biểu tượng- Ảnh 3.
Phối cảnh cầu Ngọc Hồi bắc qua dòng sông Hồng. Ảnh minh họa

Cầu có điểm đầu kết nối với điểm cuối của Vành đai 3,5 đoạn Phúc La - Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, cách cao tốc khoảng 360m về phía đê Hữu Hồng (huyện Thanh Trì, Hà Nội); điểm cuối của dự án kết nối với Vành đai 3,5, cách đê Tả Hồng khoảng 700m về phía cao tốc Hà Nội - Hải Phòng trên huyện Văn Giang - Hưng Yên.

Phần cầu chính vượt sông Hồng có chiều dài 680m, rộng 32,3m; cầu dẫn dài 6,52km, rộng 33m.

Muộn nhất 4 tháng nữa, Thủ đô sẽ có thêm 2 siêu cầu gần 28.000 tỷ bắc qua dòng sông biểu tượng- Ảnh 4.
Các dự án cầu đã đang và sẽ triển khai xây dựng bắc qua sông Hồng. Ảnh: Báo VnExpress

Sau khi hoàn thành, cầu Ngọc Hồi được kỳ vọng sẽ góp phần tăng liên kết vùng giữa Thủ đô Hà Nội và tỉnh Hưng Yên, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội khu vực phía Nam của TP.

Tính đến thời điểm hiện tại, Thủ đô Hà Nội đã có 9 cây cầu nối qua sông Hồng, bao gồm: Thăng Long, Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Thịnh, Long Biên, Văn Lang và Trung Hà.

Theo định hướng quy hoạch phát triển giao thông đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, TP dự kiến xây dựng thêm 9 cầu mới bắc qua dòng sông này.

Danh sách các cầu được quy hoạch bao gồm: Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Vân Phúc, Hồng Hà, Mễ Sở (thuộc vành đai 4), Thăng Long mới (trên tuyến Vành đai 3), Thượng Cát, Ngọc Hồi (Vành đai 3,5) và Phú Xuyên.

Sông Hồng không chỉ là dòng nước đỏ phù sa bồi đắp đất đai, mà còn là mạch nguồn văn hóa, lịch sử nuôi dưỡng hồn cốt Thăng Long - Hà Nội suốt hơn một thiên niên kỷ.

Dòng sông Hồng đã chứng kiến những thăng trầm của kinh đô xưa, soi bóng biết bao công trình, biến chuyển và giấc mộng phát triển. Ngày nay, mỗi nhịp cầu vắt qua sông Hồng không chỉ nối bờ, mà còn nối những khát vọng dựng xây Thủ đô hiện đại trên nền di sản ngàn năm. Cầu Tứ Liên sau khi được xây dựng sẽ là một dấu son mới trên dòng chảy thiêng liêng ấy.

Sau khi trượt gói thầu 1.500 tỷ, Tập đoàn Sơn Hải phát hiện điều 'khó tin' ở Tổ chuyên gia chấm thầu

“Viên ngọc thành Vinh” Pearl Residence thu hút giới đầu tư và khách hàng an cư

Theo reatimes.vn
https://reatimes.vn/muon-nhat-4-thang-nua-thu-do-se-co-them-2-sieu-cau-gan-28000-ty-bac-qua-dong-song-bieu-tuong-202250527113053789.htm
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đọc thêm
    Muộn nhất 4 tháng nữa, Thủ đô sẽ có thêm 2 siêu cầu gần 28.000 tỷ bắc qua dòng sông biểu tượng
    POWERED BY ONECMS & INTECH