Bất động sản

Sau 13 năm khai quật, di tích 1.000 năm tuổi tại Đà Nẵng vẫn phơi mưa phơi nắng

Phương Uyên 11/01/2024 - 19:36

Vốn được công nhận di tích, quy hoạch xây dựng thành bảo tàng nhưng đến nay di chỉ khảo cổ Chăm Phong Lệ như đang dần trở thành phế tích khi bị bỏ mặc 13 năm trời.

Dự án bảo tàng điêu khắc Chăm cơ sở 2 tại di tích Chăm Phong Lệ (phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ) giai đoạn 1 từ 2022-2027 được đầu tư với tổng số tiền hơn 140 tỷ đồng để tu bổ, bảo tồn. Chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động tu bổ này là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Đà Nẵng.

Di tích Chăm Phong Lệ được phát lộ năm 2011 và thực hiện khai quật khảo cổ lần đầu năm 2012 trên diện tích 500m2. Kết quả khảo cổ cho thấy tại đây là di tích của ít nhất 3 ngôi tháp Chăm xây dựng vào khoảng thế kỷ XI, đến nay có niên đại khoảng 1.000 năm.

=di tích 1
Được công nhận là di tích cấp thành phố vào năm 2021, di chỉ khảo cổ Chăm Phong Lệ là một trong những di tích Chăm độc đáo, lâu đời, có giá trị lớn về văn hóa, lịch sử

Dự án bảo tàng điêu khắc Chăm cơ sở 2 - Giai đoạn 1 (tại khu di tích Chăm Phong Lệ) đã được phê duyệt ngay sau đó nhằm bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích Chăm Phong Lệ. Tuy nhiên, sau nhiều năm lên phương án để tu bổ, bảo tồn các hạng mục, di tích Chăm Phong Lệ đến nay dự án vẫn chưa triển khai thực hiện khiến nơi đây cỏ dại mọc phủ kín.

Theo ghi nhận, xung quanh di tích không được chăm sóc, dọn dẹp, quan cảnh hoang phế. Chỉ duy nhất “hố thiêng” được chính quyền dựng mái tôn che chắn để bảo vệ cấu trúc của di tích.

di tích chăm cổ
Hố thiêng - khu vực lõi của di tích sau khi khai quật, phát lộ được che chắn bằng bao cát và lợp mái tôn

Dẫn tin từ VTC, sau khi khai quật 13 năm, dự án bảo tàng Chăm mãi vẫn chưa thấy triển khai, thời tiết Đà Nẵng nhiều mưa khiến toàn cảnh khu di tích trông u ám, hoang phế. Các di tích cổ hầu như bị cỏ dại, rong rêu che phủ, đối diện với nhiều nguy cơ mai một.

di tích
Nhìn bên ngoài, khu di tích Chăm cổ như một mảnh đất bỏ hoang

Phó Chủ tịch UBND phường Hòa Thọ Đông cho biết, dự án Bảo tàng điêu khắc Chăm cơ sở 2 chậm tiến độ khiến người dân tại đây rất bức xúc, việc khai quật di tích rồi để phơi mưa phơi nắng cả một thời gian dài gây ảnh hưởng về mặt tâm linh trong cộng đồng dân cư. UBND phường đang thực hiện công tác quản lý, bảo vệ, giữ gìn khu vực di tích. Thời gian tới sẽ cử người xuống phát quang, dọn dẹp đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh.

Tại kỳ họp cuối năm 2023 của HĐND TP. Đà Nẵng, ông Lương Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch HĐND thành phố đề nghị UBND TP chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để tổ chức, tuyển chọn phương án kiến trúc đối với dự án Bảo tàng Điêu khắc Chăm cơ sở 2 (giai đoạn 1) bảo đảm tiến độ của dự án.

>> Nhà ở xã hội đầu tiên tại Hạ Long: Hàng trăm hồ sơ đăng ký nhưng chỉ vài chục đủ điều kiện

Huế di dời hàng nghìn hộ dân ra khỏi khu di tích Cố đô

Cận cảnh dự án bảo tàng quân sự hơn 2.500 tỷ đang thi công, sẽ trưng bày cả máy bay chiến đấu

Điểm tên những con đường có giá thuê đất 'đắt đỏ' nhất Đà Nẵng

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/sau-13-nam-khai-quat-di-tich-1000-nam-tuoi-tai-da-nang-van-phoi-mua-phoi-nang-d114612.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Sau 13 năm khai quật, di tích 1.000 năm tuổi tại Đà Nẵng vẫn phơi mưa phơi nắng
POWERED BY ONECMS & INTECH