SCG và quá trình thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

14-12-2023 10:36|PV

Ông Roongrote Rangsiyopash - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành tập đoàn SCG đã có những chia sẻ về những sáng kiến và kinh nghiệm thực tiễn về Kinh tế tuần hoàn của tập đoàn.

Để cao tinh thần hợp tác

anh 1.jpg
Ông Roongrote Rangsiyopash -  Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành tập đoàn SCG 

- SCG chú trọng hợp tác với chính phủ và các bên liên quan của Việt Nam với mục tiêu thúc đẩy, lan toả phát triển bền vững. Thưa ông, đâu là lý do thôi thúc SCG theo đuổi mục tiêu này?

SCG luôn cam kết trở thành doanh nghiệp công dân tốt tại nơi tập đoàn hoạt động. Chúng tôi tin rằng một quốc gia thịnh vượng là kết quả của sự kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, phúc lợi của người dân và bảo vệ môi trường - ba yếu tố chính của sự phát triển bền vững.

Chúng tôi cũng nhận thấy rằng phát triển bền vững mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan. Để thúc đẩy sự tham gia rộng rãi, chúng tôi hy vọng có thể tạo ra nhiều diễn đàn chung hơn cho tất cả các bên có thể cùng tham gia và hợp tác hướng đến phát triển bền vững, như nỗ lực chung từ khối công-tư trong việc tổ chức Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn trong hai năm 2022 và 2023.

anh 2.jpg
 SCG tham gia tại sự kiện diễn đàn Kinh tế tuần hoàn 2023 

- Là một trong các đại diện cho khối doanh nghiệp tư nhân, ông nhận định như thế nào về việc thúc đẩy các sáng kiến hợp tác cho các doanh nghiệp?

Sự hợp tác là điều quan trọng để thiết lập chuỗi từ cung ứng đến phân phối tiêu thụ sản phẩm nhằm đẩy nhanh thực hiện các hoạt động kinh tế tuần hoàn.

Tại SCG, chúng tôi đề cao tinh thần hợp tác, không chỉ trong hợp tác giữa chính phủ và doanh nghiệp mà còn hướng đến các mối quan hệ đối tác quan trọng trong cộng đồng doanh nghiệp cũng như địa phương. 

Điển hình như: SCG đã ký Biên bản hợp tác Công-tư với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Unilever và Dow Chemicals về xây dựng Kinh tế tuần hoàn trong việc xử lý rác thải nhựa; thực hiện dự án thí điểm phân loại rác thải tại trường tiểu học Long Sơn 1 và 2, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2020 và đã được tiếp tục mở rộng thực hiện trong cộng đồng.

anh 3.jpg
anh 4.jpg
 SCG hợp tác với các đối tác và trường học tại địa phương nhằm hướng đến việc thúc đẩy Kinh tế tuần hoàn

Trong tương lai, chúng tôi mong muốn không chỉ là đối tác mà còn là “người trong cuộc” tận tâm, hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam ở cả cấp quốc gia và địa phương, đóng góp vào việc hoàn thiện quy hoạch và nâng cao cơ sở hạ tầng nhằm mục đích thúc đẩy nền Kinh tế tuần hoàn thông qua mạng lưới kết nối doanh nghiệp. Bằng các nguồn lực, chuyên môn và tầm ảnh hưởng, chúng tôi mong muốn thúc đẩy sự thay đổi tích cực và đẩy nhanh tiến độ hiện thực hóa các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs). 

Một trong những quan hệ hợp tác quan trọng có thể kể đến là sự hợp tác của SCG Packaging - ngành bao bì và SCG Chemicals - ngành hóa dầu của tập đoàn với CP Foods để phát triển các giải pháp bao bì thực phẩm thân thiện với môi trường. Những nỗ lực này nhấn mạnh cam kết chung nhằm giảm phát thải khí nhà kính, đảm bảo an toàn của người tiêu dùng và đáp ứng nhu cầu về bao bì bền vững ở Thái Lan.

Chung tay thúc đẩy Kinh tế tuần hoàn

- Sau khi lắng nghe những sáng kiến của các doanh nghiệp tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn, ông ấn tượng với giải pháp nào nhất, vì sao? 

Tôi thực sự ấn tượng với hàng loạt sáng kiến được trình bày tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn. Mỗi giải pháp đều thể hiện những quan điểm và chiến lược độc đáo nên khi chỉ được chọn một giải pháp quả thật khó. Mỗi sáng kiến đều đáng để học hỏi và được đánh giá cao vì chúng thể hiện được cam kết đổi mới và tính bền vững. Tôi cảm thấy được tiếp thêm nguồn cảm hứng cho hành trình phát triển bền vững của SCG từ những sáng kiến này.

anh 5.jpg
 Những sáng kiến và sản phẩm xanh làm từ giấy và nhựa tái chế của SCG tại sự kiện được trưng bày tại Khu triển lãm 

- Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ Việt Nam, SCG có dự định, kế hoạch hợp tác nào để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi Kinh tế tuần hoàn hoặc thực hiện các mục tiêu bền vững trong tương lai hay không? 

SCG hiện đang hợp tác với các tổ chức quốc tế và địa phương để thúc đẩy nền Kinh tế tuần hoàn. Điển hình như việc ​​SCG cùng PETRONAS hướng đến mục tiêu Giảm thiểu Carbon mạnh mẽ và công bằng thông qua việc Đồng lãnh đạo cộng đồng mới về Chuyển dịch Năng lượng Công bằng trong ASEAN, được thành lập bởi Diễn đàn Kinh tế Thế giới.

Tại Việt Nam, chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng Chính phủ bất cứ lúc nào, đặc biệt là khi Kế hoạch hành động quốc gia về Kinh tế tuần hoàn (NAPCE) đã được lồng ghép vào chương trình nghị sự quốc gia. Ngoài ra, để thúc đẩy NAPCE trong khối doanh nghiệp tư nhân, chúng tôi không thể thành công nếu thiếu đi sự hợp tác với các đối tác tại địa phương. 

Hơn nữa, ESG 4 Plus là kim chỉ nam để SCG và các công ty thành viên cùng nhau theo đuổi các mục tiêu chung đồng nhất với NAPCE. Tôi tin rằng sẽ có nhiều doanh nghiệp áp dụng chiến lược ESG vào hoạt động của mình, tuân thủ định hướng mới và hợp tác giữa các ngành để thúc đẩy tiến bộ, đẩy nhanh việc thực hành Kinh tế tuần hoàn nhằm mang lại nhiều thành quả tích cực.

Hoài Khanh(thực hiện)

Heineken chỉ yêu cầu nhân viên đến văn phòng 2 ngày/tuần: 'Bí kíp' để phát triển bền vững trong ngành bia

Chuyển dịch năng lượng và kinh tế tuần hoàn: Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ toàn cầu?

Theo vietnamnet.vn
https://vietnamnet.vn/scg-va-qua-trinh-thuc-day-kinh-te-tuan-hoan-2226798.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    SCG và quá trình thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
    POWERED BY ONECMS & INTECH