Năm 2023, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) lên kế hoạch kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận vượt mốc 10.000 tỷ.
Đồ thị giá SHB |
Theo FSC, Stock Rating của SHB ở mức 83 điểm cho thấy mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này là tích cực. Đồ thị giá của SHB đóng cửa tăng 0,9% với khối lượng giao dịch tăng mạnh trên mức khối lượng trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá của SHB vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên đồ thị giá có thể sẽ đi ngang trong vùng 11,4 – 11,7.
Điểm tích cực là dòng tiền ngắn hạn đã có dấu hiệu cải thiện tích cực hơn. Ngoài ra, theo mô hình giá, đồ thị giá của SHB đang trong giai đoạn sóng tăng 3 trung hạn với mục tiêu kỳ vọng là 14,3 (tương ứng tăng 23%). Xu hướng ngắn hạn của SHB cũng được nâng lên mức tăng.
FSC phân tích kỹ thuật SHB |
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) lọt top 500 ngân hàng đứng đầu thế giới về giá trị thương hiệu năm 2023. Lần thứ 2 góp mặt trong danh sách này, SHB nổi bật với sự tăng trưởng ổn định và ấn tượng khi nằm trong top 3 ngân hàng Việt Nam có sự tăng hạng cao nhất so với 2022 (36 hạng).
Quý 1/2023, SHB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 3.619,8 tỷ đồng, tăng hơn 12% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đạt hơn 2.881 tỷ đồng, tăng 11,6% so với quý 1/2022.
KQKD quý 1/2023 của SHB |
Về kế hoạch kinh doanh 2023, SHB đã thông qua phương án với mức lợi nhuận đều trên 10.000 tỷ đồng.
Cụ thể, phương án 1 với hạn mức tăng trưởng tín dụng 10%, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 6,15% lên 10.285 tỷ đồng. Tổng tài sản ước tăng 8,93% đạt 600.106 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động thị trường 1 dự kiến tăng 12,05% đạt 456.180 tỷ đồng.
Phương án 2 với hạn mức tăng trưởng tín dụng 14%, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,67%, lên 10.626 tỷ đồng. Tổng tài sản ước tăng 10,09% đạt 606.500 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động thị trường 1 dự kiến tăng 14,78% lên 467.291 tỷ đồng.
Về tình hình tài chính, tính đến cuối tháng 3, số dư cho vay khách hàng của SHB đạt 408.530 tỷ đồng, tăng 5,9% so với cuối năm trước. Tổng tài sản của ngân hàng tăng 3,5% so với cuối năm 2022 đạt 570.194 tỷ đồng. Số dư tiền gửi khách hàng của SHB tăng trưởng 9,2% đạt 391.482 tỷ đồng.
Số dư nợ xấu của ngân hàng tăng 6,6% với 11.567 tỷ đồng, đưa tỷ lệ nợ xấu nhích nhẹ từ mức 2,81% lên 2,83%.
Nguồn: SHB |
Trước đó, tại ĐHCĐ thường niên 2023, lãnh đạo SHB cho biết, cuối năm 2022, nợ xấu của SHB (bao gồm nợ xấu ở CIC) tăng mạnh. Do đó, trong năm 2023, ngân hàng đã đề ra mục tiêu trọng tâm là xử lý thu hồi nợ, xử lý tài sản đảm bảo.
"Giá trị tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu là rất lớn, tỷ lệ dư nợ xấu trên tài sản đảm bảo chiếm tỷ lệ 37% nên ngân hàng tự tin có thể thu hồi được cả gốc và lãi của các khoản vay", Tổng Giám đốc SHB Ngô Thu Hà cho biết.
Về chiến lược nhà đầu tư, tại ĐHCĐ, ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch SHB cho biết SHB sẽ sớm có cổ đông chiến lược nước ngoài. "Trước đây có thể ví SHB như cô gái đẹp, thu hút rất nhiều các chàng trai ngoại quốc đến tìm hiểu. Thời điểm đó, HĐQT SHB mong muốn tìm được nhà đầu tư chiến lược vừa có vốn lại có công nghệ để đồng hành, hỗ trợ ngân hàng trong công tác nâng cao năng lực quản trị, điều hành lâu dài. Tuy nhiên, qua một thời gian tìm hiểu thấy rằng, đa số các chàng trai đều chỉ muốn gắn bó trong ngắn và trung hạn. Theo đó, ngân hàng quyết định chấp nhận thay đổi chiến lược và đang đàm phán, có thể trong năm nay hoặc đầu năm sau sẽ chọn "chàng rể" gắn bó trong ngắn và trung hạn (3-5 năm) với ngân hàng".
Bài viết được thực hiện dựa trên nguồn thông tin đáng tin cậy vào thời điểm công bố, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin, không mang tính chất mời chào mua hay bán bất kỳ chứng khoán nào.
Chứng khoán nhùng nhằng mốc 1.270 điểm
SHB, EIB, VIX lọt 'tầm ngắm' các ETF ngoại, VND, SSI, VIC nằm trong danh sách bán mạnh