Siêu cường số 1 thế giới lên kế hoạch xây tòa nhà chọc trời 55 tầng bằng gỗ, gấp 3 lần toà nhà gỗ cao nhất thế giới
Toà nhà chọc trời 55 tầng bằng gốc là một phần của dự án lớn gồm nhiều tòa nhà trị giá 700 triệu USD.
Một đề xuất đầy tham vọng đáng chú ý ở Milwaukee, thành phố lớn nhất trong tiểu bang Wisconsin đưa gỗ lên một tầm cao mới. Đó là một toà nhà chọc trời 55 tầng được thiết kế bởi Michael Green Architecture (MGA) - Công ty tiên phong trong lĩnh vực xây dựng bằng gỗ hiện đại và đóng vai trò to lớn trong việc phổ biến các tòa nhà gỗ lớn hiện đại ở Bắc Mỹ. Nếu dự án diễn ra theo đúng kế hoạch, đây sẽ là tòa nhà chọc trời bằng gỗ cao nhất thế giới khi hoàn thành.
Toà nhà này là một phần của dự án lớn gồm nhiều tòa nhà trị giá 700 triệu USD. Dự án được chia thành theo nhiều giai đoạn, bao gồm 750 căn hộ, 300 phòng khách sạn, 17.600m2 cho không gian văn phòng, 3.700m2 không gian bán lẻ, bãi đậu xe và quảng trường công cộng và lối đi bộ rộng rãi.
Tòa tháp gỗ sẽ bao gồm 55 tầng, trở thành tòa nhà chọc trời bằng gỗ khối cao nhất thế giới. Ảnh: Newatlas
Đại diện công ty cho biết, họ vẫn chưa đặt tên cho toà nhà và cũng chưa có con số chiều cao chính xác vì dự án mới ở giai đoạn đầu, nhưng tổng quan thì sẽ có 55 tầng. Tòa tháp sẽ được bao phủ một phần bằng cây xanh và nhiều khu vực sân thượng.
Hiện nay, tòa nhà hoàn toàn bằng gỗ cao nhất thế giới là Mjösa ở Na Uy, cao 85,4m 18 tầng.
Thị trưởng Milwaukee, ông Cavalier Johnson cho biết: “Là Thị trưởng, tôi không ngại khi đặt mục tiêu tăng dân số Milwaukee lên 1 triệu người. Để làm được điều đó, chúng ta cần phải thực hiện những dự án mang tầm cao mới, thiết lập các kỷ lục địa phương và toàn cầu. Dự án này cũng đại diện cho những bộ phận dân chúng Milwaukee có tư duy tiến bộ, cởi mở với các ý tưởng và đầu tư bên ngoài, tôi xin cảm ơn The Neutral Project vì sự tin tưởng của họ vào tương lai của Milwaukee”.
Nhiều người cho rằng việc xây dựng một tòa nhà chọc trời bằng gỗ là nguy hiểm do nguy cơ hỏa hoạn. Tuy nhiên, gỗ đặc hiện đại, chẳng hạn như gỗ dán và gỗ dán chéo khác với gỗ xẻ truyền thống. Nó được sản xuất trong các nhà máy bằng cách liên kết nhiều lớp gỗ lại với nhau để tạo ra một thanh gỗ chắc chắn hơn. Nó thậm chí có thể vượt trội hơn thép, khó bắt lửa.
Công trình Mjösa – tháp cao tầng bằng gỗ tại Brumunddal, Na Uy. Ảnh internet
Hiện vẫn chưa có thông tin về việc tòa nhà chọc trời này có kết hợp bê tông để tăng độ ổn định hay không, tuy nhiên ở độ cao như vậy, thật sự xuất sắc nếu không dùng đến cấu trúc bê tông bởi toà nhà gỗ cao nhất thế giới ở Na Uy, và bất kỳ tòa nhà chọc trời nào cho đến nay đều sử dụng một phần bê tông, cốt thép.
Hiện tại, kế hoạch đã được trình lên các quan chức thành phố và đang chờ phê duyệt.
Lược dịch từ Newatlas, Wood Centre
Thành phố cảng của Việt Nam sở hữu tòa nhà chọc trời có tính chất độc đáo, hiếm thấy ở châu Á
Phát hiện ngọn núi dưới nước 3.100m, cao gấp 4 lần tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới