Thế giới

Siêu dự án pin lớn nhất thế giới: Công suất khủng 8.500 MWh, thời lượng 100 giờ, chi phí lên tới 3.670 tỷ đồng

Thiên Kim 20/08/2024 - 12:54

Dự án được kỳ vọng sẽ giúp giải quyết vấn đề khan hiếm năng lượng mà các bang trong khu vực phải đối mặt.

Interesting Engineering đưa tin, công ty Form Energy đang có kế hoạch chuyển đổi một nhà máy sản xuất giấy và bột giấy cũ ở Lincoln, Maine (Mỹ) thành nơi đặt cơ sở pin lớn nhất thế giới, cung cấp tới 85 MW cho lưới điện cùng một lúc.

Trong khi các giải pháp lưu trữ năng lượng khác, như nhà máy thủy điện tích năng với công suất lớn hơn nhiều, thì đây sẽ là dự án lắp đặt đầu tiên ở quy mô như vậy chỉ sử dụng công nghệ pin.

Siêu dự án pin lớn nhất thế giới: Công suất khủng 8.500 MWh, thời lượng 100 giờ, chi phí lên tới 3.670 tỷ đồng - ảnh 1
Pin lớn nhất thế giới có thể cung cấp 85 MW điện trong 100 giờ liên tục. Ảnh: IE

Khi thế giới ngày càng hướng tới năng lượng xanh bằng cách tăng cường sử dụng các nhà máy điện gió và mặt trời, nhu cầu về giải pháp lưu trữ năng lượng tái tạo quy mô lớn cũng trở nên cấp thiết hơn.

Mặc dù thủy điện tích năng có thể cung cấp công suất lớn, nhưng quá trình xây dựng lại khá phá tạp và không khả thi ở nhiều địa điểm.

Pin lithium-ion hiện là giải pháp duy nhất để lưu trữ năng lượng linh hoạt. Tuy nhiên, công nghệ này không hề rẻ, thời lượng hạn chế và đi kèm với rủi ro, đặc biệt là ở những khu vực có nhiệt độ khắc nghiệt.

Do đó, Form Energy đã sử dụng công nghệ pin sắt-khí (iron-air), với chi phí chỉ bằng 1/10 pin lithium-ion, có thể cung cấp năng lượng trong 100 giờ, không bắt lửa và dễ tái chế hơn.

Pin sắt-khí sử dụng các vật liệu đơn giản và phổ biến gồm sắt, nước và không khí. Khi phóng điện, pin dùng oxy từ không khí để chuyển sắt kim loại thành oxit sắt hoặc gỉ sét. Trong quá trình sạc, oxit sắt được biến đổi trở lại thành sắt và giải phóng oxy.

Siêu dự án pin lớn nhất thế giới: Công suất khủng 8.500 MWh, thời lượng 100 giờ, chi phí lên tới 3.670 tỷ đồng - ảnh 2
Form Energy sẽ sử dụng công nghệ pin sắt - khí mới dễ dàng xây dựng, bảo dưỡng và tái chế ở cuối vòng đời. Ảnh: IE

Một module pin sắt-khí có kích thước bằng một bộ máy giặt - sấy và chứa khoảng 50 ô, mỗi ô cao gần 1m, nhúng chìm trong chất điện ly.

Sau đó, nhiều module được xếp vào lồng để bảo vệ và nhóm lại với nhau thành cụm điện cấp megawatt.

Form Energy sẽ sử dụng các cụm này để lưu trữ 85 MW điện với thời lượng 100 giờ, biến đây trở thành bộ pin lớn nhất thế giới.

Cho đến nay, Form Energy đã hoàn thành một số dự án bộ pin công suất vài MW, chủ yếu được xây dựng cho các công ty tiện ích.

Tại Lincoln, công ty đang tiến hành dự án độc lập. Ngoài việc lập kỷ lục, dự án được cho là sẽ giúp giải quyết vấn đề khan hiếm năng lượng mà các tiểu bang trong khu vực phải đối mặt.

Theo Canary Media, vùng này có nguồn cung khí hóa thạch hạn chế vì các quy định bảo vệ môi trường cấm xây dựng đường ống mới. Do đó, khu vực phụ thuộc vào khí tự nhiên hóa lỏng để đáp ứng nhu cầu điện gia tăng.

Việc lắp đặt của Form Energy sẽ giúp lưu trữ năng lượng tái tạo từ trang trại gió và mặt trời, đồng thời đáp ứng nhu cầu của lưới điện khi công suất sản xuất thấp.

Bộ Năng lượng (DOE) đã phân bổ 147 triệu USD (khoảng 3.670 tỷ đồng) để phát triển dự án và bộ pin lớn nhất thế giới dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2028.

Theo Interesting Engineering

>> Siêu dự án tòa nhà chọc trời 91 tầng ở nước gần Việt Nam: Chiều cao 420m, vốn đầu tư xây dựng hơn 19.700 tỷ đồng

Siêu dự án tòa nhà chọc trời cao 517m: Gồm 122 tầng, sở hữu loạt ‘biệt thự trên không’ với diện tích khủng, giá khởi điểm gần 40 tỷ đồng/căn

Siêu dự án tòa nhà chọc trời 77 tầng gần Việt Nam: Chiều cao hơn 300m, chi phí xây dựng gần 25.000 tỷ đồng

Theo thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/nhip-song-do-day/sieu-du-an-pin-lon-nhat-the-gioi-cong-suat-khung-8500-mwh-thoi-luong-100-gio-chi-phi-len-toi-3670-ty-dong-125631.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Siêu dự án pin lớn nhất thế giới: Công suất khủng 8.500 MWh, thời lượng 100 giờ, chi phí lên tới 3.670 tỷ đồng
POWERED BY ONECMS & INTECH