Siêu sân bay ‘đắp chiếu’ 11 năm giữa sa mạc rộng lớn, ngốn hơn 400 tỷ đồng để xây dựng nhưng chưa đón một hành khách nào
Mặc dù đã được hoàn thiện từ lâu, nhưng sân bay trăm tỷ này vẫn chưa bao giờ được chính thức đưa vào hoạt động.
Nằm trong thị trấn sa mạc gần biên giới Pakistan, thuộc tỉnh Rajasthan của Ấn Độ, sân bay Jaisalmer là một trong những dự án lớn của Chính phủ nước này, hoàn thành cách đây 2 năm.
Với tổng số tiền đầu tư lên đến 17 triệu USD ( tương đương hơn 400 tỷ đồng) sân bay này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế và du lịch trong khu vực. Tuy nhiên, mặc dù cơ sở hạ tầng hiện đại và quy mô hoành tráng, sân bay vẫn chưa đi vào hoạt động, để lại nhiều tiếc nuối và câu hỏi về tương lai của nó.
Theo Economic Times, sân bay Jaisalmer đáng lẽ đã được mở cửa vào tháng 8 năm 2013. Vào thời điểm đó, sân bay được ước tính sẽ phục vụ hàng trăm nghìn hành khách mỗi năm, mang lại hy vọng lớn cho sự phát triển của khu vực. Tuy nhiên, thực tế lại khác xa mong đợi khi sân bay này chưa bao giờ có cơ hội hoạt động, dù chỉ là một ngày.
Nguyên nhân chính khiến sân bay này trở nên hoang tàn là do các hãng hàng không không thể mở các chuyến bay đến khu vực sa mạc vắng vẻ và thưa thớt dân cư. Điều này đã dẫn đến việc sân bay Jaisalmer trở thành một công trình bị bỏ hoang, gây lãng phí lớn về tài nguyên và tiền bạc của Ấn Độ.
Sân bay Jaisalmer, dù được kỳ vọng sẽ trở thành một trung tâm giao thông quan trọng, lại bị bỏ hoang và không có bất kỳ hoạt động nào. Sự vắng lặng này là minh chứng rõ ràng cho một dự án đầu tư lớn nhưng chưa thể mang lại giá trị thực sự cho cộng đồng.
Nguồn: India Today, Economic Times.
>> Sân bay duy nhất mang kiến trúc cung đình của Việt Nam 'lên dây cót' mở đường bay quốc tế