Starbucks là một ngân hàng?

02-07-2023 20:29|Thủy Tiên

"Starbucks là một ngân hàng không được kiểm soát, không phải là một công ty cà phê đơn thuần", lãnh đạo từ một tập đoàn tài chính hàng đầu Hàn Quốc nhận định.

Starbucks là một trong những thương hiệu thành công nhất trong lĩnh vực F&B với hơn 34.000 cửa hàng tại hơn 80 quốc gia trên toàn thế giới, góp phần vào công cuộc cách mạng hoá ngành cà phê cũng như thay đổi cách mọi người thưởng thức đồ uống trong thời hiện đại.

Tuy nhiên, không chỉ kinh doanh cafe, họ còn hoạt động như một ngân hàng không chính thức, với rất nhiều kế hoạch tài chính khôn khéo và thông minh mà ít người nhận ra.

Quá trình hình thành

Starbucks được thành lập vào năm 1971 bởi ba sinh viên Jerry Baldwin, Zev Siegl và Gordon Bowker. Ban đầu, mục đích kinh doanh chủ yếu là bán hạt cà phê rang cùng với những thiết bị pha chế. Còn cà phê pha sẵn chỉ để dùng tặng kèm nhằm thu hút khách hàng.

Mãi tới năm 1985, Howard Schultz cùng với các nhà đầu tư đã mua lại Starbucks, tập trung hơn vào mảng bán lẻ và mở quán phục vụ cà phê, thay vì chỉ kinh doanh hạt cà phê thô.

Starbucks là một ngân hàng?
Howard Schultz.

Chỉ 5 năm sau khi mua lại Starbucks, Howard đã đưa công ty phát triển lên tới 140 cơ sở, tăng tốc như vũ bão khi nhân 3 tổng số chi nhánh vào năm 1994, niêm yết trên sàn chứng khoán vào năm 1992.

Tới năm 1996, Starbucks chính thức mở cửa hàng thứ 1000, đồng thời đưa tên tuổi vang xa vượt biên giới Mỹ sang đất Nhật Bản.

Chưa dừng lại ở đó, từ năm 2000 đến năm 2007, Starbucks gần như phủ khắp thế giới, với tốc độ "kinh hoàng" - mở 1.500 cửa hàng mới mỗi năm.

Vì sao nói Starbucks là một ngân hàng "không chính thức"?

Khi đi mua cà phê của hãng, thay vì thanh toán bằng tiền mặt, thẻ tín dụng, khách hàng có thể nạp tiền vào thẻ thành viên Starbucks Rewards.

starbucks app features

Với Starbucks Rewards, khách hàng nạp tiền thông qua thẻ ngân hàng hoặc thẻ quà tặng. Sau đó, số tiền trả trước trong ứng dụng sẽ được đổi thành sản phẩm Starbucks và nhận lại điểm thưởng (còn gọi là Stars).

Nếu đạt đủ một số mức điểm và thứ hạng quy định, các "ngôi sao" này được dùng để đổi lấy đồ ăn, thức uống miễn phí hoặc giảm giá trên các đơn hàng Starbucks tiếp theo.

Với quy mô lớn và lòng trung thành của đội quân fan Starbucks đông đảo trên toàn cầu, khách hàng không ngại trữ tiền trong tài khoản Starbucks, vì họ luôn sẵn sàng sử dụng bất cứ lúc nào.

Theo báo cáo của CNN, tính đến tháng 10/2022, Starbucks Rewards đã sở hữu hơn 28,7 triệu thành viên và mang lại cho Starbucks mức tăng trưởng năm lên đến 16%. Tính đến năm 2022, Starbucks công khai 1,7 tỷ USD được trữ trong các tài khoản Starbucks Rewards.

Tất nhiên, khách hàng cuối cùng sẽ dùng số tiền này để mua cà phê, nhưng cho đến lúc đó, họ đang vô tình cung cấp cho Starbucks một khoản vay không thời hạn trị giá 1,7 tỷ USD với lãi suất 0%.

Đây là số tiền mà Starbucks có thể sử dụng để tái đầu tư vào các mảng kinh doanh khác hoặc sử dụng nó để mở các cửa hàng mới.

Starbucks Changing Its Rewards Program

Chưa hết, theo thống kê sơ bộ, có khoảng 10% số tiền nạp của khách hàng sẽ không được tiêu – có thể do họ quên, hoặc không có ý định uống cafe tiếp và bỏ đó. Ghi nhận từ báo cáo tài chính của Starbucks cho thấy họ “đút túi” theo cách này với số tiền 125 triệu USD, 155,9 triệu USD và 104,6 triệu USD lần lượt vào năm 2019, 2018 và 2017.

Trong điều khoản sử dụng thẻ Starbucks, họ đã khôn khéo cài một điều khoản quy định: Khách hàng sẽ không thể rút số dư từ tài khoản Starbucks Rewards ra tiền mặt. Điều này giúp Starbucks vượt qua các quy định tài chính và sử dụng tiền gửi mà các tổ chức tài chính phải tuân thủ.

Năm 2020, lãnh đạo từ một tập đoàn tài chính hàng đầu Hàn Quốc khẳng định cho biết "công nghệ đã cho phép các công ty như Starbucks trở thành đối thủ của chúng tôi. Starbucks là một ngân hàng không được kiểm soát, không phải là một công ty cà phê đơn thuần."

Nhiều chuyên gia khác cũng dự đoán Starbucks sẽ còn mở rộng tầm ảnh hưởng của mình xa hơn trong lĩnh vực quản lý công nghệ tài chính vào những năm tới.

Từ Apple đến Starbucks đều lao đao, Trung Quốc không còn là 'mỏ vàng' của các ông lớn phương Tây

Cựu CEO Starbucks Việt Nam đầu quân cho Tập đoàn Masan (MSN), thử sức với ‘đế chế’ Phúc Long

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/starbucks-la-mot-ngan-hang-190304.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Starbucks là một ngân hàng?
    POWERED BY ONECMS & INTECH