Starbucks phục hồi mạnh mẽ tại Trung Quốc, nhưng doanh số vẫn chưa đạt kỳ vọng
Chuỗi đồ uống nổi tiếng Starbucks vừa công bố báo cáo lợi nhuận thấp hơn kỳ vọng của giới phân tích, bất chấp hiệu suất tại thị trường Trung Quốc tăng vọt.
Báo cáo tài chính quý gần đây nhất (kết thúc vào ngày 2/7/2023) cho thấy Starbucks ghi nhận doanh thu đạt 9,17 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước, nhưng lại thấp hơn kỳ vọng của các nhà phân tích là 9,29 tỷ USD.
Thu nhập ròng trong quý đạt 1,41 tỷ USD, tương đương 99 cent/cp, tăng vọt so với con số 912,9 triệu USD, tương đương 79 cent/cp của cùng kỳ năm trước. Tỷ suất lợi nhuận hoạt động tăng lên 17,3%, từ mức 15,9%, nhờ cải thiện năng suất và giá trên thực đơn cao hơn.
Tuy nhiên, doanh số bán hàng tại cùng một cửa hàng của Starbucks tăng 10%, thấp hơn ước tính của StreetAccount là 11%.
Ở các khu vực bên ngoài Bắc Mỹ, doanh số bán hàng tại cùng một cửa hàng tăng 24%, nhưng vẫn thấp hơn mức ước tính là 24,2%.
Tại Trung Quốc, vốn là thị trường lớn thứ 2 của hãng sau Mỹ, ghi nhận doanh số bán hàng ở cùng cửa hàng tăng vọt 46% trong quý, sau khi nước này gỡ bỏ các hạn chế liên quan đến COVID-19. Trong khi đó, con số này ở Bắc Mỹ chỉ tăng 7% so với mức ước tính là 8,4%.
Tuy vậy, nhu cầu ở thị trường Bắc Mỹ vẫn rất lớn bởi Starbucks cho biết lưu lượng khách hàng tăng 1% trong quý. Hơn nữa, khách hàng có xu hướng mua nhiều bánh mì ăn sáng hơn cùng với cà phê và kèm những thứ đắt tiền như bọt lạnh vào đồ uống.
"Chúng tôi nhận thấy sự tăng trưởng doanh số ở các sản phẩm cỡ lớn nhất hơn là các sản phẩm cỡ nhỏ hơn, vì vậy chúng tôi không thấy giao dịch của khách hàng giảm sút", theo CEO Starbucks Laxman Narasimhan.
Từ Apple đến Starbucks đều lao đao, Trung Quốc không còn là 'mỏ vàng' của các ông lớn phương Tây
Cựu CEO Starbucks Việt Nam đầu quân cho Tập đoàn Masan (MSN), thử sức với ‘đế chế’ Phúc Long