Bất động sản

Sử dụng đất sai mục đích có được cấp sổ đỏ không?

Anh Minh 11/12/2023 20:30

Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy, nếu dùng sai mục đích có được cấp sổ đỏ không các bạn đọc kỹ thông tin sau.

Tại Điểm a và d Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013 đã quy định các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

(i) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

(ii) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.

anh-20.jpeg
Đất dùng sai mục đích sẽ bị phạt tiền

Nếu như sử dụng đất sai mục đích rất khó để xin được cấp sổ đỏ mà còn vi phạm pháp luật về đất đai. Việc xử phạt vi phạm và biện pháp khắc phục hậu quả thực hiện theo quy định tại Điều 9 và 11 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, trong đó có biện pháp buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. Cụ thể như sau:

1. Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng (trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 14 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP) thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

2. Chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,1 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

3. Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,01 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

g) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

h) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

2. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau: (theo Điều 11)

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

c) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

g) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

Đối với người dân muốn thực hiện việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp sử dụng đất sai mục đích, họ cần tuân thủ các yêu cầu sau đây:

  • Người sử dụng đất phải tuân thủ mọi quy định và yêu cầu của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Điều này bao gồm việc thực hiện các biện pháp yêu cầu để khắc phục vi phạm.
  • Người sử dụng đất cần hợp tác với cơ quan chức năng để xử lý vi phạm và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Các biện pháp này có thể bao gồm việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trở lại tình trạng ban đầu hoặc thực hiện các biện pháp khác để đảm bảo tuân thủ pháp luật.
  • Sau khi đã khắc phục hậu quả và tuân thủ các biện pháp xử phạt, gia đình hoặc người sử dụng đất có thể nộp hồ sơ xin cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại cơ quan địa phương có thẩm quyền. Hồ sơ này cần tuân thủ các quy định tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, được sửa đổi và bổ sung tại Khoản 19 Điều 1 của Nghị định số 148/2020/NĐ-CP.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng việc khôi phục lại tình trạng ban đầu của thửa đất có thể đòi hỏi thời gian, công sức và tài chính, từ đó có thể gây khó khăn cho gia đình hoặc người sử dụng đất trong quá trình thực hiện các biện pháp này.

>> Những mẹo nhỏ phong thuỷ nhưng giúp gia chủ bán đất nhanh, lãi "đậm"

Từ năm 2025, hộ gia đình không có giấy tờ sử dụng đất có được cấp sổ đỏ?

Ba khoản tiền này miễn phí hoàn toàn khi con xin cấp sổ đỏ đất đai cha mẹ để lại, khoản thứ 3 cực kỳ tiết kiệm

Từ năm 2025, 7 trường hợp người sử dụng đất tuyệt đối không được cấp sổ đỏ

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/su-dung-dat-sai-muc-dich-co-duoc-cap-doi-so-do-d112775.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Sử dụng đất sai mục đích có được cấp sổ đỏ không?
POWERED BY ONECMS & INTECH