Tài nguyên ẩn giúp các doanh nghiệp viễn thông thu về tỷ đô
Báo cáo mới nhất từ Financial Times dự đoán các công ty viễn thông có thể thu về hơn 10 tỷ USD từ việc tái chế đồng trong vòng 15 năm tới.
Kim loại đồng, một thành phần không thể thiếu trong hệ thống cáp viễn thông truyền thống, đang trở thành nguồn thu nhập hấp dẫn khi ngành chuyển sang sử dụng cáp quang và công nghệ không dây. Theo báo cáo của TXO, một công ty chuyên về chế biến kim loại, các công ty viễn thông dự kiến sẽ kiếm được khoảng 720 triệu USD từ việc bán đồng vào năm 2025. Sự gia tăng giá trị của đồng, được dự báo đạt 12.000 USD/tấn vào năm 2035 (so với mức giá hiện tại khoảng 9.000 USD/tấn).
Những con số từ các tập đoàn viễn thông lớn đã chứng minh tiềm năng của xu hướng này. Telstra, công ty viễn thông hàng đầu của Úc, đã thu về 132 triệu USD từ việc bán đồng trong hai năm tài chính vừa qua. BT, tập đoàn viễn thông tại Anh, công bố khoản thu 129 triệu USD trong năm tài chính 2024 nhờ thỏa thuận với công ty tái chế EMR. BT kỳ vọng tổng thu nhập từ đồng có thể vượt 2 tỷ USD vào năm 2030. Tại Scandinavia, Telia và Telenor cũng ghi nhận những kết quả tích cực: Telia thu hơn 26 triệu USD từ cáp đồng cũ và dự kiến đạt 2,08-3,12 triệu USD vào năm 2025, trong khi Telenor lên kế hoạch bán 250 tấn đồng, ước tính thu về hơn 1,04 triệu USD trong cùng năm.
Tái chế đồng từ cáp viễn thông cũ có thể mang về doanh thu tỷ USD. Ảnh minh họa |
Bên cạnh lợi ích kinh tế, tái chế đồng còn giúp giảm thiểu tác động môi trường khi ngành viễn thông chuyển sang công nghệ xanh hơn. Với nhu cầu toàn cầu về đồng dự kiến tăng 70% vào năm 2050, tái chế trở thành giải pháp quan trọng để đảm bảo nguồn cung mà không làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Hoạt động này giảm áp lực khai thác mỏ và tiết kiệm năng lượng so với sản xuất đồng mới.
Ông S&P Global Commodity Insights dự đoán sự gia tăng nhu cầu đồng gắn liền với các quá trình chuyển đổi năng lượng và xây dựng lưới điện hiện đại, làm nổi bật vai trò của đồng trong bối cảnh phát triển bền vững.
Tuy nhiên, không phải tất cả các công ty viễn thông đều có thể dễ dàng tận dụng cơ hội này. Proximus, nhà mạng tại Bỉ, cho biết doanh thu từ việc bán đồng là không đáng kể do chi phí khai thác cao. KPN, một công ty của Hà Lan, gặp khó khăn khi bán đồng với số lượng nhỏ, trong khi Macquarie tại Úc chỉ ra rằng quy trình tháo dỡ và tái chế cáp đồng tốn kém thời gian và nhân lực.