Thành phố cảng lớn nhất miền Bắc được kỳ vọng bứt phá với cuộc 'đại tân trang' lớn nhất vùng Đồng bằng sông Hồng
Không chỉ quy hoạch lại đô thị, thành phố sở hữu cảng lớn nhất miền Bắc còn xây dựng nhiều cầu nối để bứt phá, là địa phương được đầu tư cao nhất trong các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng.
Bộ Xây dựng mới đây đã công nhận khu vực dự kiến thành lập quận, thành lập phường tại huyện An Dương, đồng thời TP. Hải Phòng đạt tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng, theo Quyết định số 669/QĐ-BXD.
Theo đó, quyết định này công nhận khu vực dự kiến thành lập quận An Dương, TP. Hải Phòng gồm: Thị trấn An Dương; các xã: An Hòa, An Đồng, Đồng Thái, Hồng Phong, Lê Thiện, Hồng Thái, Lê Thiện, Nam Sơn, Lê Lợi, Bắc Sơn, Đặng Cương, Tân Tiến, Quốc Tuấn (thuộc huyện An Dương) đạt tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị áp dụng đối với khu vực dự kiến thành lập quận.
>> Huyện đông dân nhất tỉnh Bắc Giang sắp đón khu đô thị quy mô lên tới 12.000 người
Bộ Xây dựng cũng công nhận khu vực các xã của huyện An Dương dự kiến thành lập phường thuộc quận An Dương (trong tương lai) đạt tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, áp dụng với phường đô thị loại I gồm:
1. Khu vực thị trấn An Dương và xã Lê Lợi, huyện An Dương;
2. Khu vực xã An Hòa, huyện An Dương;
3. Khu vực xã An Đồng, huyện An Dương;
4. Khu vực xã Đồng Thái, huyện An Dương;
5. Khu vực xã Hồng Phong, huyện An Dương;
6. Khu vực xã Hồng Thái, huyện An Dương;
7. Khu vực xã Lê Thiện, huyện An Dương;
8. Khu vực xã Nam Sơn và một phần xã Bắc Sơn, huyện An Dương;
9. Khu vực xã Đặng Cương và xã Quốc Tuấn, huyện An Dương;
10. Khu vực xã Tân Tiến và một phần xã Bắc Sơn, huyện An Dương;
Trước đó, theo Quyết định số 323/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, quy hoạch chung TP. Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 với huyện An Dương trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ logistics, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ vùng duyên hải Bắc Bộ.
Từng bước xây dựng huyện An Dương cơ bản đạt tiêu chí thành lập quận vào năm 2025.
Ngày 17/7, Ủy ban Nhân dân (UBND) TP. Hải Phòng cùng UBND tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức lễ Thông xe cầu Bến Rừng nối huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) với thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh), sự kiện có sự tham dự của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các đại biểu.
Công trình cầu Bến Rừng đi vào hoạt động đã thay thế cho phà Rừng trên trục Quốc lộ 10 sau gần nửa thế kỷ, rút ngắn thời gian di chuyển từ thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đến Thủy Nguyên (Hải Phòng) và ngược lại.
Việc đưa cầu Bến Rừng vào hoạt động sẽ nâng cao năng lực phục vụ về giao thông vận tải, từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông TP. Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh cũng như vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp thường kỳ HĐND TP. Hải Phòng khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng TP. Hải Phòng cần xác định rõ tiềm năng và lợi thế của mình; tập trung đẩy nhanh tiến độ dự án đầu tư công, tạo điều kiện và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công trình để xây dựng Hải Phòng là thành phố đáng sống, sạch đẹp, văn minh.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng cho rằng thành phố Cảng hội tụ đủ điều kiện để bứt phá khi hiện đang là địa phương được đầu tư cao nhất trong số các tỉnh, thành thuộc ĐBSH.
Chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2024, TP. Hải Phòng đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 10,32%, đứng thứ 5 cả nước và đứng đầu trong số 5 thành phố trực thuộc Trung ương.
Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 60.812 tỷ đồng, tăng 34,77% so với cùng kỳ.
>> Bình Định chi 260 tỷ đồng để làm 'trục giao thông đối ngoại' đi qua 3 xã
Huyện miền núi sắp 'cất cánh' lên thị xã của Thái Nguyên chuẩn bị có thêm khu dân cư hơn 100.000m2
Bất ngờ thu nhập của ban lãnh đạo khách sạn nhà ông Lê Thanh Thản chỉ ngang ngửa mức lương cơ sở