Thành phố có cảng biển lớn nhất miền Bắc trong tương lai: Sở hữu sân bay, đường sắt, khu du lịch 'đẳng cấp'

18-03-2024 07:42|Quốc Chiến

Đây là thành phố lớn thứ 3 Việt Nam đồng thời cũng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển... của Việt Nam.

TP. Hải Phòng hiện nay là tỉnh có quy mô nền kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2023 đạt 10,34%, đứng thứ 5 cả nước; đây là năm thứ 9 liên tục tăng trưởng của thành phố đạt mức hai con số. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt kỷ lục 3,5 tỷ USD đứng thứ 2 cả nước.

Theo quy hoạch, đến năm 2030, Hải Phòng được định hướng phát triển với ba trụ cột chính là: dịch vụ cảng biển-logistics; công nghiệp xanh, thông minh, hiện đại và trung tâm du lịch biển quốc tế; quy mô dân số khoảng 4,5 triệu người, có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành phố hàng đầu Châu Á và thế giới.

>> Cầu vượt biển dài nhất Việt Nam ‘giấu’ đường hầm bí ẩn dài gần 5km

Hải Phòng sẽ đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số, là động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước.

hai-phong
Hỉnh ảnh TP. Hải Phòng ở tương lai do AI vẽ

Cụ thể, dự án xây dựng Trung tâm Chính trị - Hành chính TP. Hải Phòng với tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng tại Khu đô thị Bắc sông Cấm, huyện Thủy Nguyên dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Dự án có quy mô gồm 14 khối nhà cao từ 3-15 tầng được thiết kế đối xứng theo hai trục Bắc - Nam và Đông - Tây. Hệ thống kỹ thuật phụ trợ với sân, bãi đỗ xe, đường nội bộ; sân vườn, cảnh quan...

Trong phương án quy hoạch hệ thống đô thị đến năm 2030, hệ thống đô thị của Hải Phòng gồm: Khu vực nội thị (9 quận, trong đó có 7 quận hiện hữu và thành lập 2 quận mới gồm An Dương và Kiến Thuỵ); 1 đô thị loại III (thành phố Thủy Nguyên, bao gồm toàn bộ đảo Vũ Yên); 4 đô thị loại IV; 6 đô thị loại V.

Vể du lịch, Hải Phòng dự kiến xây dựng quần thể du lịch biển Cát Bà - Đồ Sơn có sức hấp dẫn cao; kết hợp với Vịnh Hạ Long trở thành trung tâm du lịch biển tầm cỡ quốc tế; hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng của thành phố gắn với biển đảo, các di tích lịch sử, văn hóa; liên kết với các tỉnh Vùng đồng bằng sông Hồng, trở thành trung tâm du lịch kết nối khu vực và thế giới.

Quy hoạch mạng lưới du lịch đến năm 2030 có đủ khả năng đáp ứng cho 30-35 triệu lượt khách; đến năm 2040 khoảng 35-40 triệu lượt khách.

Bên cạnh đó, tại khu du lịch - dịch vụ Đồ Sơn, TP. Hải Phòng phát triển trung tâm du lịch quốc tế với thể thao vui chơi giải trí, tín ngưỡng và các lễ hội biển. Tại khu vực Cát Bà, Long Châu, Bạch Long Vỹ phát triển du lịch dịch vụ kết hợp bảo vệ, giữ gìn hệ sinh thái.

cat-ba
Hình ảnh đảo Cát Bà (TP. Hải Phòng) trong tương lai do Ai vẽ

Về cảng biển, Hải Phòng sẽ xây dựng cảng Lạch Huyện và cảng Nam Đồ Sơn thành cụm cảng cửa ngõ kết hợp trung chuyển quốc tế. Thành lập khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng, trong đó nghiên cứu Khu thương mại tự do với những cơ chế, chính sách đột phá, nổi trội đang được áp dụng tại các khu thương mại tự do thành công trên thế giới.

Về hàng không, thành phố sẽ quy hoạch định hướng nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không quốc tế Cát Bi với công suất dự kiến đạt 13 triệu hành khách đến năm 2030 và 16,6 triệu hành khách đến năm 2040, đồng thời, nghiên cứu xây dựng Cảng Hàng không quốc tế tại huyện Tiên Lãng.

Theo quy hoạch TP. Hải Phòng, đến 2050 trên địa bàn thành phố có 2 tuyến đường sắt quốc gia, 4 tuyến đường sắt đô thị. Cụ thể, xây dựng mới tuyến Hà Nội - Hải Phòng (thuộc tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng) song song với tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và xây mới tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Cùng với đó, xây dựng 4 tuyến đường sắt đô thị và các ga kết nối các đô thị, khu chức năng và đầu mối giao thông chính của thành phố. Từng bước chuyển đổi tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng đoạn trong khu vực nội thị (hiện có) thành đường sắt đô thị. Nghiên cứu đầu tư xây dựng các tuyến tàu điện ngầm nội đô.

Về đường bộ, Hải Phòng sẽ tiếp tục phát triển, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường bộ liên vùng, xây dựng đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng. Đồng thời, phát triển các tuyến trục chính đô thị hướng tâm và đường vành đai, xây dựng các nút giao thông khác mức tại các giao lộ có mật độ giao thông cao.

Hải Phòng là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam. Đây là thành phố lớn thứ 3 Việt Nam, thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ thuộc Vùng duyên hải Bắc Bộ của Việt Nam.

Cảng Hải Phòng là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, lớn thứ 2 ở Việt Nam sau cảng Sài Gòn và lớn nhất miền Bắc, là cửa ngõ quốc tế của Việt Nam nằm tại ba quận Hồng Bàng, Ngô Quyền và Hải An. Bên cạnh đó, cụm cảng Lạch Huyện đang được hoàn thiện sẽ mang một tầm vóc mới cho cảng biển Hải Phòng.

>> 'Siêu' đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Đi qua 20 tỉnh thành, có ga ngầm tại sân bay lớn nhất Việt Nam

Nam Định sắp công bố quy hoạch: Lộ diện vị trí 6 khu công nghiệp mới của tỉnh

Quy hoạch 1.000ha đất làm cơ sở đào tạo nhân lực vùng sân bay Long Thành

Tỉnh có mật độ dân số thấp nhất Việt Nam sắp lập quy hoạch một sân bay

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/thanh-pho-co-cang-bien-lon-nhat-mien-bac-trong-tuong-lai-so-huu-san-bay-duong-sat-khu-du-lich-dang-cap-d118266.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Thành phố có cảng biển lớn nhất miền Bắc trong tương lai: Sở hữu sân bay, đường sắt, khu du lịch 'đẳng cấp'
POWERED BY ONECMS & INTECH