Thị trường chứng khoán trải qua tuần giao dịch từ 21 - 25/11/2022 giằng co khi VN-Index liên tục dao động trong biên độ lớn và lực cầu chỉ xuất hiện trở lại vào những phiên cuối tuần giúp VN-Index phục hồi trở lại vùng 970 điểm.
Sau 3 phiên giảm đầu tuần và 2 phiên tăng cuối tuần, VN-Index đóng cửa tại mức 971,46 - tăng 2,13 điểm so với tuần trước và có tuần tăng thứ 2 liên tiếp; HNX-Index đóng cửa tại mức 196,77 điểm.
Giá trị giao dịch trên HOSE giảm 12,5% so với tuần trước đó xuống 51.360 tỷ đồng. Giá trị giao dịch trên HNX giảm 14,9% so với tuần trước đó xuống 3.944 tỷ đồng.
Cổ phiếu dầu khí hồi mạnh: Trong tuần, nhóm cổ phiếu dầu khí tăng mạnh nhất với mức tăng 9,4% giá trị vốn hóa; hầu hết các cổ phiếu trong ngành đều hồi phục mạnh như PLX tăng 12,6%, OIL tăng 7,1%, BSR tăng 6,8%, PVD tăng 4,2%,... Tuần trước dầu khí là nhóm giảm mạnh nhất thị trường.
Các cổ phiếu xây dựng như HBC tăng 2,7%, CTD tăng 7,4%, CTR tăng 10,8%, SJG tăng 12,2%, HUT tăng 14,7%, DPG tăng 20,1%,... Cổ phiếu ngành vật liệu xây dựng và nội thất cũng hồi phục tốt với các mã như VCS tăng 8,6%, VGC tăng 6,2%, NTP tăng 5,9%, HT1 tăng 3,8%...
Các nhóm còn lại tăng nhẹ như nguyên vật liệu tăng 2,8%, hàng tiêu dùng tăng 2,6%.
Ở chiều ngược lại, nhóm dịch vụ tiêu dùng giảm mạnh nhất thị trường khi mất 4,6% giá trị vốn hóa trong đó DGW giảm 15,8%, PVS giảm 13,2%, MWG giảm 10,3%, FRT giảm 9,5%,...
Các ngành có mức giảm nhẹ hơn là dược phẩm và y tế giảm 0,5%, tài chính giảm 1,5%, tiện ích cộng đồng giảm 4,2%.
Diễn biến các nhóm cổ phiếu phiên 25/11 (Nguồn Vietstock)
Khối ngoại mua ròng 11.550 tỷ đồng sau 3 tuần: Tiếp nối xu hướng giải ngân ròng trong hai tuần gần đây, khối ngoại duy trì mua ròng hơn 1.750 tỷ đồng trong tuần qua.
Cổ phiếu VNM được mua mạnh nhất với giá trị 286 tỷ đồng; chứng chỉ quỹ FUEVFVND hút ròng 248 tỷ đồng; các mã khác cũng được mua ròng có HPG (174,5 tỷ đồng), BID (165,2 tỷ đồng), MSN (137,6 tỷ đồng), VIC (126,1 tỷ đồng), CTG (120,7 tỷ đồng), VHM (115,9 tỷ đồng), SSI (104,6 tỷ đồng), STB (101,6 tỷ đồng), PVS (81 tỷ đồng)...
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu DGC tiếp tục bị bán ròng với 243 tỷ; nhiều cổ phiếu bất động sản cũng bị xả bán như NVL (206,4 tỷ đồng), DXG (74,3 tỷ đồng), DIG (47,5 tỷ đồng),... Các đại diện còn lại trong danh mục bán ròng là VCB (84,6 tỷ đồng), GAS (61,1 tỷ đồng), E1VFVN30 (49,6 tỷ đồng), PC1 (33,3 tỷ đồng), FTS (32,7 tỷ đồng), GEX (32 tỷ đồng),...
Cá nhân trong nước bán ròng 14.600 tỷ sau 3 tuần: Trái chiều khối ngoại, nhà đầu tư cá nhân bán ròng 1.697 tỷ đồng trên HOSE. 2 tuần trước đó, nhóm này thậm chí đã rút ròng 12.900 tỷ khỏi sàn này.
Giao dịch khớp lệnh, nhà đầu tư cá nhân tiếp tục bán ròng mạnh nhất nhóm cổ phiếu ngân hàng với 804 tỷ đồng; kế đến là nhóm thực phẩm & đồ uống bị bán 359 tỷ; hàng & dịch vụ công nghiệp (229 tỷ đồng), công nghệ thông tin (106 tỷ đồng), tài nguyên cơ bản (100 tỷ đồng),…
Ngoài ra, dòng tiền cá nhân rút ròng dưới trăm tỷ đồng khỏi các điện, nước & xăng dầu khí đốt, dầu khí, hàng cá nhân & gia dụng, dịch vụ tài chính,…
Ngược lại, nhóm bất động sản hút ròng gần 372 tỷ đồng.
Thống kê giao dịch theo từng mã, lực bán mạnh nhất xuất hiện tại VNM với 327 tỷ đồng, CTG với 207 tỷ. Loạt cổ phiếu tài chính - ngân hàng như BID, SSI, STB, ACB lần lượt 171 tỷ, 139 tỷ, 121 tỷ, 99 tỷ.
Các mã khác bị mán trên trăm tỷ có HPG (124 tỷ đồng), VHM (114 tỷ đồng), FPT (108 tỷ đồng), VIC (105 tỷ đồng),…
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu NVL hút ròng 327 tỷ đồng cổ phiếu NVL, DIG với hơn 215 tỷ; hai mã HDG và DXG được mua lần lượt 150 tỷ và 117 tỷ đồng.
Hoạt động giải ngân cũng được chứng kiến ở DGC (207 tỷ đồng), VPB (46 tỷ đồng) và VCB (42 tỷ đồng).
Kéo trụ ngân hàng, VN-Index bật tăng 12 điểm trong phiên đáo hạn phái sinh
Chứng khoán trong nước đi ngang, hội nhóm lừa đảo đầu tư cổ phiếu quốc tế nở rộ